Quan hệ công chúng (PR) được coi là một nghề thu hút được số đông các bạn trẻ. PR có nhiều nhóm công chúng khác nhau: PR với nhà đầu tư, V.I.P, cộng đồng, khách hàng, chính quyền, giới truyền thông, PR nội bộ, PR 2.0...Về cơ bản, PR có 2 hình thức chính: lợi nhuận và phi lợi nhuận. PR lợi nhuận là các hoạt động như marketing, xây dựng thương hiệu. PR phi lợi nhuận là các hoạt động như “văn hóa trong giao thông”, “nói không với túi nilon”, “bảo vệ loài gấu”, “60 phút tắt điện vì trái đất”... Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức đều có các hoạt động liên quan đến xây dựng hình ảnh, uy tín nên công cụ PR trở nên khá hữu ích. Vì vậy, PR là công cụ truyền thông marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trong ngành công nghiệp quảng cáo.
Bên cạnh đó, ngành Tổ chức Hội nghị - Sự kiện (Event) cần có cái nhìn rộng hơn; hiểu đầy đủ mọi ngóc ngách của con người và xã hội. Những năm gần đây, ngành này rất phát triển là do sự tác động kéo theo của ngành công nghiệp quảng cáo. Event trở thành công cụ “kích hoạt nhãn hiệu” chủ lực cho hoạt động truyền thông marketing và truyền thông thương hiệu. Event giúp truyền thông thực hiện các chiến dịch PR xây dựng thương hiệu yêu thích.
Một số loại hình chính về nghề Event là: Hội họp (Meetings); Triển lãm (Expositions); Sự kiện (Events); Hội nghị (Conventions). Các sự kiện thường gặp như: Cuộc họp (Meeting - Assembly); Giới thiệu sản phẩm mới (New product/service launch); Lễ Khai trương/Kỷ niệm (Ceremony/Anniversary); Triển lãm (Exhibition – Exposition- Fair); Giới thiệu thương mại (Trade Show); Lễ hội (Festival); Hội nghị (Convention-Conference); Hội nghị chuyên đề (Seminar - Symposium); Hội thảo (Workshop); Các buổi họp ngắn (Break-out sessions); Đại hội (Congress); Diễn đàn (Forum); Lễ bổ nhiệm (Institute); Chương trình diễn thuyết (Lecture); Hội thảo truyền hình (Panel); Du lịch khích lệ (Incentive Travel/Trip)...
Ở Việt Nam, PR (khoa Báo chí & Truyền thông – Mã ngành: 523201) được đào tạo chủ yếu trong các khoa xã hội. Vì vậy, để trở thành chuyên gia giỏi về PR và Event, bạn phải nỗ lực tự học qua công việc thực tiễn, đồng nghiệp hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại các học viện quảng cáo chuyên ngành. Hiện nay có 58 trường đại học và học viện toàn cầu được Hiệp hội Quảng cáo Thế giới (IAA) công nhận. Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) là thành viên chính thức của IAA và Liên đoàn các Hiệp hội Quảng cáo châu Á (AFAA). Đây là loại hình đào tạo nghề, nhiều thực hành, ứng dụng chứ không phải kiến thức hàn lâm như ở các trường đại học. Vì vậy, người tham gia giảng dạy bắt buộc phải là nhà quảng cáo, PR, Event chuyên nghiệp. Và nơi đào tạo phải là pháp nhân tổ chức nghề nghiệp có tính chính thống đại diện cho ngành quảng cáo và quy trình kiểm soát chất lượng tốt nghiệp bằng kết quả của một dự án có tính thực tiễn cao mà người học phải tự mình thực hiện. Viện Đào tạo Quảng cáo Việt Nam (ARTI Vietnam) là pháp nhân tổ chức trực thuộcVAA, chịu sự quản lý nhà nước Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 4 năm qua có hơn 500 bạn gái trẻ ở TP HCM, Hà Nội tham gia các khóa PR & Event tại đây. Lịch khai giảng khóa mới: PR 10 (28/6) và Event 10 (7/7). Truy cập website: http://arti.edu.vn; http://arti.org.vn hoặc liên hệ điện thoại: (08) 62718667 - 62748667 (TP HCM) và (04) 66842129 (Hà Nội) để biết thêm thông tin chi tiết. |
Đào tạo PR > Nghề PR >