Nghề PR – Phần 2 Tôi muốn bắt đầu trang viết bằng việc phản đối chuyện nhiều bạn đang làm nghề PR bây giờ cứ đề cao nghề của mình bằng cách thuyết đi thuyết lại như con vẹt một “tuyên ngôn” cũng là tựa đề cuốn sách của nhà Ries rằng: Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi… Mục đích của PR Về mục đích, công tác PR là tạo dựng danh tiếng cho tổ chức. Để đạt được điều này, tổ chức phải thực hiện chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo, giao tiếp với các giới hữu quan một cách hiệu quả, cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động, với cộng đồng địa phương và môi trường. Những mánh lới quảng bá rẻ tiền nhằm đánh lừa công chúng, hoặc những hoạt động giả tạo nhằm che đậy những hoạt động xấu của nhiều tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tiêu cực. Chắc chắn, chúng không có chỗ trống trong mộtchiến dịch PR hiệu quả. PR hiệu quả thể hiện thông qua việc dự đoán tương lai, chứ không phải là xin lỗi nhân viên và công chúng vì những quyết định sai lầm đã thực hiện. Như chúng ta đã thống nhất, chức năng của PR là quản trị truyền thống, danh tiếng và quan hệ…; mục đích là tạo dựng một hình ảnh, danh tiếng tốt nhất. Vậy liệu những người làm PR, có thể làm mọi cách, kể cả bóp méo, nói sai sự thật, sử dụng các thủ đoạn không lành mạnh… để đạt được điều này. Các kinh nghiệm PR trên thế giới cho thấy PR không được pháp tách rời sự thật. Việc sử dụng PR cố tình hay vô ý “bóp méo sự thật” trước sau gì cũng bị công chúng, người tiêu dùng phát hiện. Trong những trường hợp này PR không đem lại hiệu quả tích cực nào mà chỉ làm giảm lòng tin và uy tín của thương hiệu. Hầu hết các chuyên gia PR đều có nghiệp vụ chuyển tải thông điệp bằng cách khác nhau. Họ có thể dùng ngôn từ hay câu chữ thích hợp, bóng bẩy, hấp dẫn để làm tăng tính tích cực của vấn đề. Tuy nhiên họ không bao giờ nên nói sai sự thật dẫu rằng cấp trên hay khách hàng có yêu cầu họ làm như vậy đi nữa… Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tôi chỉ có thể đưa ra những định vị sơ khởi nhất về PR. Và để kết thúc, tôi muốn chia sẻ tâm sự rằng: Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ nhìn nghề PR với một lăng kính màu hồng. Các bạn nghĩ rằng, đó là một nghề nhàn hạ; là nghề (và là người) của công chúng. Xin thưa, không phải vậy. PR là nghề của những người lao động cả chân tay và trí óc với cường độ cao cùng một áp lực sáng tạo liên tục. Đó là nghề của những người chấp nhận sự lặng lẽ và đứng ngoài vòng hào quang. Người làm PR cũng giống như những người đứng đằng sau sân khấu; trong số đó, có người là đạo diễn nhưng nhiều người kéo phông màn, nhắc vở và thu dọn đạo cụ khi đêm diễn hạ màn… Theo Tạp chí Marketing |
Đào tạo PR > Nghề PR >
Nghề PR – Phần 2
Nghề PR – Phần 2 |