PR - chữ viết tắt của từ Public Relations, tạm hiểu là "những nỗ lực một cách có kế hoạch của một cá nhân hay tập thể, nhằm thiết lập những mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng". Hiểu một cách nôm na thì PR là nghề làm cầu nối giữa doanh nghiệp với báo chí, với công chúng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Các nhân viên PR là những đại diện cho doanh nghiệp cung cấp thông tin cho báo giới nhằm nâng cao uy tín của mình trong lòng công chúng, đồng thời thông qua đó để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Hiện nay, một số trường Đại học tại Việt Nam cũng đang đào tạo ngành PR dưới hình thức tên gọi là ngành Quan hệ công chúng. Cách đây vài năm, nghề Quan hệ công chúng (PR) ở nước ta còn khá mới mẻ và lạ lẫm, thế nhưng chừng 2 năm trở lại đây nghề này đã trở thành “nghề thời thượng” và rất cần đối với các công ty lớn để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty với khách hàng thông qua các kênh giao tiếp như báo chí, truyền hình hoặc gặp gỡ giao lưu qua các sự kiện do đơn vị tổ chức… Có ý kiến cho rằng hoạt động Quan hệ công chúng nói một cách khác là quảng cáo, mà là quảng cáo siêu hạng, quảng cáo mà không ai biết đó là quảng cáo. Thực ra thì mục đích của Quan hệ công chúng và quảng cáo đều có một điểm chung là mang lại lợi ích cho công ty nhưng cách làm thì hoàn toàn khác nhau. Đối với quảng cáo, thông điệp gửi đi được kiểm soát dễ dàng (doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm, nội dung và cách thức chuyển tải thông điệp quảng cáo đến công chúng) và nó mang tính tự quảng bá nên giá trị về độ tin cậy của thông tin chưa cao; còn trong PR, để thông tin của doanh nghiệp đến được với công chúng phải lệ thuộc báo chí khá nhiều, người làm PR phải tìm cách để báo chí loan tải những thông tin mình cần gửi đến công chúng thông qua các hoạt động, sự kiện... Nói một cách khác, PR là để người khác nói về mình còn quảng cáo là mình nói về mình. Ở góc độ nghề nghiệp thì khi đã trở thành nhân viên Quan hệ công chúng (hay PR) của một một đơn vị, bạn sẽ là người khá bận rộn với công việc, nào là lập kế hoạch tổ chức các sự kiện để quảng bá, khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai việc thực hiện, dự báo những nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó và có phương án giải quyết hợp lí… Có thể nói, phạm vi hoạt động của nhân viên Quan hệ công chúng rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt (họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng, các cuộc thi...) để thu hút được sự quan tâm của những người có liên quan và báo giới, qua đó nhanh chóng đưa hình ảnh thương hiệu quảng bá tới công chúng; khắc phục những bất ổn, quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức năng có liên quan giúp công ty kịp thời ngăn ngừa hoặc giải quyết các rắc rối hoặc “khủng hoảng” tiềm ẩn có thể xảy ra; làm công tác đối nội trong công ty để thắt chặt mối liên hệ giữa các bộ phận, giữa người quản lí với nhân viên nhằm tạo bầu không khí thân thiện, đoàn kết nội bộ… Phạm Phúc Tiến – Chuyên gia Tâm lý, Giáo dục (Nguồn: Cẩm nang Hướng Nghiệp, NXB Tổng hợp TP.HCM) Nguồn trích dẫn: http://edunet.com.vn/huong-nghiep/79/quan-he-cong-chungnghe-giu-hon-cho-thuong-hieu Nhận xét cá nhân: Chỉ xuất hiện cách đây không lâu, nhưng Quan hệ công chúng (PR) ngày càng có vai trò quan trọng. Dưới tác động của sự phát triển mạnh mẽ về truyền thông và quá trình toàn cầu hóa, nghề Quan hệ công chúng sẽ ngày càng phát triển và sẽ dần dần thay thế cho quảng cáo ở phần lớn công việc. Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ,... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng PR, vì đây cũng có thể xem là một con dao hai lưỡi: Công tác PR hiệu quả có thể giúp xây dưng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong công chúng, ngược lại nếu công tác PR không tốt có thể làm thương hiệu và hình ảnh của công ty giảm sút trong công chúng. Người viết bài: Họ và tên: Tô Bảo Ngọc Lớp: DHKQ6A Mã số sinh viên: 10201931 Lớp học phần: 210703402 Trường: ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh Số điện thoại : 01226666124 |
Đào tạo PR > Nghề PR >