Trong không gian kinh tế tri thức, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Văn hóa làm cho yếu tố đó trở thành có chất lượng, liên kết và nhân lên siêu cấp các giá trị riêng lẻ của mỗi người và trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia. Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Có nhiều lý do để nước Nhật trở thành cường quốc của thế giới. Một trong các lý do được cho là đặc trưng của đất nước Nhật Bản là yếu tố con người và văn hóa kinh doanh. Điều này cũng đã được thể hiện rõ nét trong văn hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản. 1. Nguyên nhân làm nên đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Thứ bậc tại Nhật Bản (Ảnh minh họa)
2. Nét độc đáo của Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh; là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển dài. Thông qua triết lí kinh doanh, doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân. Hơn nữa, các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, bản sắc của doanh nhân. Ví dụ như, Công ty Điện khí Matsushita: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và "kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng". Hoặc công ty Sony: "Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"...
Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh nhân - Các doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết, các doanh nhân Nhật Bản thường tìm hiểu kỹ các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở các bên đều có lợi.
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân (trách nhiệm đặt trên tình cảm) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả, khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật, nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có gì xẩy ra, thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật Bản có quy tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh; không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, có hậu quả rõ ràng; việc phê bình phải được tiến hành một cách hòa hợp, không đối đầu. Còn tiếp... Sưu tầm: http://kynang.edu.vn |