Tóm tắt
Xuất hiện trên thế giới khoảng đầu thế kỷ XX, PR chuyên nghiệp du nhập vào Việt Nam trong những năm 1990 và hiện được xem là một trong những nghề được ưa chuộng nhất bởi sự mới mẻ, năng động và khả năng mang lại thu nhập cao.
PR, ứng dụng của lý thuyết truyền thông, là nghệ thuật thuyết phục công chúng đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập các mối quan hệ lâu dài và có lợi, xây dựng và duy trì hình ảnh, thương hiệu, uy tín cho một tổ chức, bất kể tổ chức đó là một doanh nghiệp, một tập đoàn, một tổ chức phi chính phủ hay một chính phủ. PR – Lý luận & Ứng dụng, từ những định nghĩa mang tính tổng quan nhất và có cơ sở học thuật đến những tình huống thực tiễn sinh động, cung cấp một công cụ tác nghiệp căn bản và hữu dụng cho một nhà họat động PR.
Bao quát toàn bộ các ứng dụng của PR, cuốn sách vẽ ra bản sơ đồ chiến lược giúp nhà hoạt động PR phân tích, nắm bắt và giải quyết các vấn đề cốt lõi của lĩnh vực này, như các kỹ năng tác nghiệp cụ thể, các chiến lược quản lý khủng hoảng, quá trình và phương pháp xây dựng các mối quan hệ với công chúng, các vấn đề pháp luật có liên quan, v.v… Trên cơ sở đó, nhà hoạt động PR sẽ tìm ra phương pháp lập kế hoạch mang tính chiến lược nhằm nghiên cứu, xác lập đối tượng công chúng và trên cơ sở đó thay đổi thái độ của họ để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Cuốn sách là cẩm nang cần thiết cho tất cả những ai quan tâm đến chuyên ngành mới mẻ và hết sức lý thú này
Đánh giá
Các trích đoạn hay
Bình luận của khách hàng
1
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PR
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PR
1.2 SO SÁNH PR VỚI QUẢNG CÁO, MARKETING, DÂN VẬN VÀ TUYÊN TRUYỀN
1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PR
1.4 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP PR
Chương 2: QUẢN LÝ PR
2.1 QUẢN LÝ PR CHIẾN LƯỢC
2.2 LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
2.3 QUẢN LÝ VẤN ĐỀ, QUẢN LÝ RỦI RO
2.4 QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG
2.5 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG CHIẾN LƯỢC
Chương 3: PR ỨNG DỤNG
3.1 PR TRONG CHÍNH PHỦ
3.2 PR TRONG DOANH NGHIỆP
3.3 PR TRONG CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
Chương 4: HOẠT ĐỘNG PR
4.1 PR VỚI BÁO CHÍ
4.2 PR NỘI BỘ
4.3 PR CỘNG ĐỒNG
4.4 PR TRONG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG
Chương 5: KỸ NĂNG PR
5.1 KỸ NĂNG VIẾT CHO PR
5.2 KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
5.3 KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, THƯƠNG LƯỢNG
5.4 TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Chương 6: NGÀNH PR VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT
6.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGƯỜI LÀM PR PHẢI HIỂU PHÁP LUẬT
6.2 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ CÁC Ý TƯỞNG
6.3 VẤN ĐỀ XÚC PHẠM DANH DỰ VÀ QUYỀN RIÊNG TƯ
6.4 VẤN ĐỀ BÓP MÉO SỰ THẬT
6.5 NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI
6.6 VẤN ĐỀ QUAN HỆ VỚI GIỚI TRUYỀN THÔNG
6.7 VẤN ĐỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
6.8 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
6.9 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM PR
Thông tin chi tiết
Nhà xuất bản Alphabooks & Nxb Lao Động
64000
Thông tin về tác giả
PR - Lý luận & Ứng dụng là một công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2006 của tập thể giảng viên, nghiên cứu viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyền truyền, do Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên. Công trình này được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh xếp loại xuất sắc và nhận được những đánh giá cao của các giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng cũng như các nhà PR chuyên nghiệp.