Đào tạo PR‎ > ‎Ứng dụng PR‎ > ‎

So sánh PR và quảng cáo

Chúng ta có thể thấy, cả Quan hệ công chúng và Quảng cáo đều là những loại hình hoạt động thông tin, cùng sử dụng các biện pháp tác động vào đối tượng thông qua việc cung cấp thông tin, song Quan hệ công chúng và quảng cáo hướng đến những mục đích khác nhau: Quảng cáo hướng vào việc làm thay đổi nhu cầu của khách hành tiềm năng nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng, trong khi Quan hệ công chúng hướng vào việc thay đổi nhận thức để cuối cùng dẫn đến những thay đổi về hành vi. Mục tiêu cuối cùng của Quảng cáo là lợi nhuận còn mục tiêu cao nhất của Quan hệ công chúng là tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau, sự ủng hộ và những mối quan hệ có lợi. Quan hệ công chúng có phạm vi hoạt động, khả năng tác động cũng như đối tượng tác động rộng hơn quảng cáo. Đối tượng tác động của Quảng cáo chủ yếu là hướng khách mua hàng, trong khi công chúng của Quan hệ công chúng rất đa dạng, rộng khắp và có thể thay đổi tuỳ theo tình huống, mục đích. Phạm vi hoạt động của Quan hệ công chúng không giới hạn trong thương mại như quảng cáo, mà có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, văn hóa….

Đặc điểm “được trả tiền” ở Quảng cáo đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa Quan hệ công chúng và quảng cáo. Vì nhà sản xuất phải chi trả cho tất cả các Quảng cáo của họ xuất hiện trên báo chí hay truyền hình, nhà sản xuất có quyền chi phối, điều chỉnh nội dung thông điệp quảng cáo cũng như số lần quảng cáo xuất hiện, đồng thời nhà sản xuất cũng nắm giữ quyền lựa chọn phương tiện chuyển tải thông điệp quảng cáo. Trong khi đó, người làm Quan hệ công chúng không trực tiếp chi trả cho báo chí cho những bài viết về tổ chức hoặc công ty của họ. Chính vì vậy, họ không thể chi phối nội dung và hình thức thể hiện của thông điệp, cũng như khả năng xuất hiện của thông điệp. Tuy nhiên, khi thông điệp đã xuất hiện thì chúng có được sự khách quan và đáng tin cậy của giới báo chí.

Như vậy, với đối tượng tác động rộng, phương tiện chuyển tải thông điệp có uy tín, có sức thu hút mạnh hơn, đáng tin cậy hơn, khả năng lan toả lâu dài hơn, Quan hệ công chúng có thể gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài hơn Quảng cáo.

 

Giống nhau

Khác nhau

Quảng cáo

PR

– Đều là quá trình thông tin, đưa thông tin đến đối tượng

        Thông tin một chiều: thông báo thương mại, được chuyển từ người bán hàng đến khách hàng tiềm năng, chủ yếu hướng đến đối tượng mua hàng.

        Là tiếng nói trực tiếp của chính người bán hàng về sản phẩm của mình nên họ luôn ca ngợi sản phẩm.

        Thông tin hai chiều, đa dạng, hướng đến nhiều đối tượng, có sự trao đổi thông tin (trao đổi giữa người phát ngôn và báo chí, trả lời phỏng vấn…).

        PR liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp và thông tin của tổ chức nên nó có tầm bao quát rộng hơn quảng cáo.

        Là tiếng nói gián tiếp của bên thứ ba (giới truyền thông).

Comments