Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị
quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc
một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ
thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" hoặc/ và "quản lý
hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản
lý. Quản lý có thể được định nghĩa là quá trình phổ quát của con người và tổ
chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục
tiêu.
Quản trị viên là danh hiệu chung chỉ các cấp, các chức danh
quản lý của các công ty hoặc quản lý chung, các thư ký; người báo cáo cho Ban
giám đốc. Đây là chức danh, nhưng trong nhiều doanh nghiệp, chức danh này liên
quan đến quản lý tài chính, nhân sự và quản lý hệ thống thông tin dịch vụ là để
thể hiện vai trò "quản lý" chung.
Trong một số tổ chức, phân tích, quản lý được xem như một
nhóm các thủ tục hành chính, cụ thể kết hợp với các kỹ thuật và các yếu tố
trong một tổ chức hoạt động của. Nó đứng phân từ chiến lược điều hành hay làm
việc.
Chức năng quản trị
Chúng ta sẽ Định nghĩa về quản trị trước khi nghiên cứu đến
chức năng quản trị: Quản trị là sự tác động liên tục có chủ đích của chủ thể
quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đã đặt
ra.
Quản trị viên, nói chung, tham gia vào một bộ máy chức năng
để cùng đạt được các mục tiêu của tổ chức. Những chức năng quản trị là: Hoạch
định, Tổ chức thực hiện, Điều khiển - Chỉ Huy, Kiểm tra - Giám sát và Điều
chỉnh. Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu xoay quanh các chức năng của Quản trị, và
nó có thể tóm lược thành năm chức năng cơ bản và quan trọng: Hoạch định, Tổ
chức thực hiện, Điều khiển - Chỉ Huy, Kiểm tra - Giám sát và Điều chỉnh.
Vậy quản trị có các chức năng sau:
Hoạch định
Tổ chức thực hiện
Chức năng Tổ chức bao gồm quá trình xác định những nhiệm vụ
phải được thực hiện, người thực hiện các nhiệm vụ đó, cách thức phân nhóm các
nhiệm vụ, ai sẽ phải báo cáo cho ai, và cấp nào sẽ được ra quyết định
Điều khiển chỉ huy
Như ta đã biết, mỗi tổ chức bao giờ cũng có yếu tố con người
và công việc của nhà quản trị là làm thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức
bằng và thông qua người khác. Đây chính là chức năng lãnh đạo. Khi các quản trị
viên khích lệ các nhân viên cấp dưới của mình, tạo ảnh hưởng đến từng cá nhân
hay tập thể lúc họ làm việc, lựa chọn kênh thông tin hiệu quả nhất hay giải
quyết các vấn đề liên quan đến hành vi của nhân viên thì các nhà quản trị đang
thực hiện chức năng lãnh đạo.
Kiểm tra - Giám Sát
Sau khi các mục tiêu được xác lập, các kế hoạch được hoạch
định, cơ cấu tổ chức được xác định và nhân viên được tuyển dụng, đào tạo và
khuyến khích làm việc thì sai sót vẫn có thể xảy ra. Để đảm bảo cho mọi việc đi
đúng hướng, nhà quản trị phải giám sát và đánh giá kết quả công việc. Kết quả thực
tế phải được so sánh với những mục tiêu đã xác lập trước đó để nhà quản trị có
thể đưa ra những hoạt động cần thiết, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, tổ
chức đi đúng quỹ đạo. Quá trình giám sát, so sánh, và hiệu chỉnh là nội dung
của chức năng kiểm soát.
Điều chỉnh
Thông qua chức năng Kiểm tra - Kiểm Soát nhà quản trị sẽ
biết được mục tiêu nào đạt, chưa đạt để điều chỉnh cho hợp lý với sự thay đổi
nhằm hoàn thành mục đích tổng thể đã đặt ra của tổ chức.
Vai trò của nhà Quản trị đối với Doanh nghiệp
Vai trò quan hệ
Tất cả các nhà Quản trị luôn phải thực hiện những tác vụ có
liên quan đến mọi người xung quanh (cấp dưới, người ngoài tổ chức) và các công
việc khác mang tính chất nghi thức và biểu tượng. Đó là các vai trò Quan hệ hay
Liên kết. Doanh nghiệp có được hình ảnh tốt đẹp đối với nhân viên và đối tác
hay không phụ thuộc một phần không nhỏ vào vai trò này của nhà Quản trị
Vai trò thông tin
Ở bất kỳ góc độ nào , tất cả các nhà quản trị đều có vai trò
Thông tin gồm: Tiếp nhận, thu thập và phổ biến thông tin. Với vai trò này,
người quản trị thu nhận, phân loại, và cung cấp thông tin cần thiết cho những
đối tượng phù hợp. Vai trò này bao gồm: Theo dõi thông tin, phổ biến thông tin,
và đại diện phát ngôn
Vai trò Ra quyết định
Vai trò này xoay quanh việc đưa ra những quyết định. Đây là
vai trò rất quan trọng của nhà Quản trị. Thành công hay thất bại của Doanh
nghiệp là ở vai trò này của Nhà Quản trị, bao gồm vai trò của người khởi xướng,
Người xử lý các xáo trộn, người phân bổ nguồn lực và người đàm phán, thương
lượng.
