Tư vấn trực tuyến việc làm với chủ đề “Nghề Nhân sự”

Tư vấn trực tuyến việc làm với chủ đề “Nghề Nhân sự”

Buổi tư vấn trực tuyến với nội dụng "Nghề nhân sự" - do Thanhnien Online và Kiemviec.com phối hợp tổ chức chiều 19/4 - đã thu hút sự quan tâm, tham gia của hàng ngàn người, đặc biệt là giới trẻ. Dù thời gian dành cho chương trình chỉ 2 giờ, nhưng nhiều vấn đề liên quan đến nghề nghiệp như kỹ năng cần thiết, yêu cầu tuyển dụng, hướng phát triển trong tương lai... đã được các chuyên gia - những người từng nhiều năm gắn bó với công việc và hiện đang giữ chức vụ quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp lớn - giải quyết. Những kinh nghiệm và giải đáp dưới đây của các chuyên gia sẽ là những thông tin bổ ích cho những người yêu thích nghề nhân sự. 

Khách mời tham gia chương trình: ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự - Dutch Lady Vietnam; bà Huỳnh Thu Hường - Giám đốc nhân sự & đối ngoại - Effem Food Vietnam; bà Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam. 

Can bo nhan su can co nhung pham chat dao duc gi? Va can bo nhan su co can phai co bang cap chuyen nganh hay khong? (Vi Manh Cuong, 27 tuổi, Nam, HaLong - Quang Ninh, can bo hanh chinh - nhan su).

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự đa phần là "lo cho người khác" từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy... Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài. Hiện tại Việt Nam chưa có chuyên ngành nhân sự nhưng thường những ngành thuộc khoa học xã hội có ưu thế hơn. Trên thực tế có rất nhiều người làm công tác nhân sự có xuất thân từ ngành sư phạm đã rất thành công trong lĩnh vực này. 

* Tôi đã theo học lớp hành chính nhân sự tại TP.HCM, qua các buổi học tôi nhận thấy rất hay tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết vì tôi nhận thấy không có buổi nào nhà trường tạo điều kiện để tiếp xúc thực tế những điều đã học. Khối lượng kiến thức dồn ép cho học viên quá lớn nên dễ làm cho học viên chán nản. Tôi mong muốn có khóa học tập trung theo từng đợt (mỗi tháng khoảng 7ngày) để có những những liên hệ thực tiễn, và giải đáp thắc mắc cả lớp cùng giải quyết. Rất mong được sự tư vấn của các chuyên gia. (tôn thất nhật chinh, 37 tuổi, Nam, 10/2 nguyễn bỉnh khiêm, thành phố Huế, tt Huế, cán bộ phòng nhân sự) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Hiện nay, tại TP.HCM vẫn chưa có các khóa học chính quy và dài hạn cho ngành nhân sự. Do đó, nếu bạn đã đi học lớp hành chính nhân sự thì có thể bắt đầu công việc nhân sự tại một số công ty nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn. Cụ thể, bạn có thể bắt đầu công việc tại một số Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhỏ tại VN. 

* Thế nào là "nghề nhân sự"? Nội dung, yêu cầu công việc chính của "nghề nhân sự" là gì? Đối với khu vực hành chính - sự nghiệp, làm công việc như thế nào thì được coi là hành "Nghề nhân sự"? (Trần Tuấn Cường, 30 tuổi, Nam, Số 2 - Đinh Lễ - Hà Nội, Chuyên viên) 

- Chị Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Bộ phận nhân sự là chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là bộ phận đảm bảo các yêu cầu về luật pháp được áp dụng một cách đúng đắn cũng như phát triển được nhân lực của nhân viên để hoàn thành được yêu cầu về mặt kinh doanh. Làm tốt công việc này, nghĩa là bạn đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nhân sự bao gồm 3 mảng chính: 

- Chiến lược nhân sự (vd: kế hoạch nhân sự để hỗ trợ cho kế hoạch kinh doanh, chiến lược sử dụng người Việt Nam thay vì sử dụng người nước ngoài...). 

- Phát triển nhân viên (vd: đào tạo tham dự vào các dự án, chiến lược phát triển nghề nghiệp, đẩy mạnh hiệu quả công việc...). 

- Hỗ trợ hành chánh (vd: lương bổng, các loại bảo hiểm, phương tiện vận chuyển...). 

Nhân sự trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau nói chung đều có các nguyên tắc cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo các hoạt động kinh doanh, tôn chỉ của công ty... các hoạt động nhân sự có thể khác nhau. Bạn hỏi về khu vực hành chánh sự nghiệp, tôi tin là bạn hỏi về các khu vực nhà nước. Trong khu vực này, công việc nhân sự chủ yếu là về mặt hỗ trợ hành chánh. 

* Tôi đang làm công tác hành chánh - Trưởng Phòng Hành chính. Tôi rất thích nghề nhân sự vì nghề này ưu tiên chọn những người lớn tuổi. Xin hỏi để chuyển nghề tôi phải học gì, ở chỗ nào và bằng cấp cần có là gì? Để trở thành một trưởng phòng nhân sự thực thụ, kiến thức và kỹ năng nào cần thiết? Các công ty cần gì ở người trưởng phòng nhân sự, chiến lược hay tầm nhìn hay cái gì là quan trọng nhất? Tôi biết hiện nay có 2 nơi đào tạo nghề nhân sự có uy tín là BCC và PACE. Xin hỏi bằng cấp ở nơi nào được các nhà tuyển dụng ưu tiên chọn? (Vo Thu Thao, 33 tuổi, Nữ, 392/8/72 Cao Thang , Admin) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Tùy quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu cụ thể đối với một trưởng phòng nhân sự có khác nhau. Chẳng hạn, ở những doanh nghiệp quy mô lớn, công việc sẽ được chuyên môn hóa và người phụ trách nhân sự (giám đốc nhân sự) là người định hướng và tổ chức tất cả mọi hoạt động liên quan đến nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, lương bổng, phúc lợi, phát triển nguồn nhân lực...); còn trong những doanh vừa và nhỏ, không có nhiều nhân sự cho công việc này, vì vậy người phụ trách nhân sự phải trực tiếp làm những việc nói trên. Như vậy, trước khi trở thành người phụ trách nhân sự của doanh nghiệp, người làm công tác nhân sự phải nắm bắt được tất cả những công việc cụ thể như trên. Ở mức độ cao, người phụ trách nhân sự phải thực sự trở thành một thành viên trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp với chức năng tham vấn, vạch ra đường lối, định hướng chiến lược lâu dài trong công tác nhân sự cho doanh nghiệp, đòi hỏi ở người phụ trách một tầm nhìn, khả năng tư duy chiến lược và hoạch định. 

* Tôi tốt nghiệp ngành Anh văn 2002, loại khá. Tôi hiện đang là giáo viên dạy anh văn. Tuy nhiên, nỗi đam mê của tôi luôn là một ngày nào đó được làm việc trong lĩnh vực nhân sự tại những công ty lớn. Tôi luôn ước có một ngày được làm công việc mà tôi yêu thích. Mặc dù tôi đã tốt nghiệp Đại học và đi làm được ba năm, nhưng nói về kinh nghiệm trong lĩnh vực tôi yêu thích - nhân sự - thì đó chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Tôi chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh mà thôi. Vì vậy tôi muốn hỏi là nếu tôi muốn làm việc tại các công ty lớn, liệu tôi có được cơ hội nào không? (Mai Thanh, 26 tuổi, Nữ, Bà Hạt Q10 TPHCM, Giáo viên) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự công ty HRVietnam: Bạn có ưu thế về khả năng ngoại ngữ, bạn có thể đăng ký theo học các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên về ngành nghề này. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chọn một vị trí thích hợp, nếu không có một niềm đam mê thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc cho dù là ngành nghề nào chứ không riêng các vị trí thuộc lĩnh vực nhân sự. 

Với kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ của mình, bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc cho các công ty lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bạn phải bắt đầu từ những vị trí nhân viên, ví dụ như: Nhân viên hành chính nhân sự, thư ký hoặc trợ lý... 

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về ngành nghề này tại trang Cẩm nang nghề nghiệp của HRVietnam, http://careertool.hrvietnam.com. Chúc bạn thành công! 

* Người làm nghề nhân sự ở các công ty Việt Nam có cần bắt buộc phải giỏi ngoại ngữ? 
(vu van tan, 37 tuổi, Nam, trung hoa cau giay ha noi, Phu trach phong nhan su)
 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Tại các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc đối với người làm công tác nhân sự. Còn tại các doanh nghiệp khác thì tùy yêu cầu cụ thể. 

* Tốt nghiệp ĐH Luật và đã làm công việc nhân sự được 2 năm, giỏi ngoại ngữ và vi tính, tôi muốn muốn theo đuổi nghề nhân sự, liệu tôi có cơ hội thăng tiến không? Ngoài nỗ lực cá nhân tôi cần phải có những kiến thức và bằng cấp nào khác để tôi có thể trở thành giám đốc nhân sự cho một công ty lớn. (Tô Minh Thuận, 32 tuổi, Nam, 95/4 Kha Van Cân, Thủ Đức, TPHCM, Cử nhân luật) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Hiện tại Việt Nam chưa đào tạo chuyên ngành nhân sự, do vậy, trong tuyển dụng cho vị trí này các doanh nghiệp không yêu cầu bằng cấp chuyên môn. Yêu cầu đối với các ứng viên cho vị trí này là kinh nghiệm, vốn sống, khả năng phân tích và định hướng, tầm nhìn, khả năng tổ chức và quan trọng là kỹ năng làm việc trong tập thể. 

* Hien nay cong viec cua toi la co it nhieu lien quan den nhan su va hanh chinh van phong. Toi co kinh nghiem nhieu nam lam thu ky va quan tri van phong, toi muon hoi nhu sau: 1. Voi kinh nghiem nhu vay thi toi co the chuyen qua lam cong viec nhu mot nhan vien nhan su duoc khong? 2. Toi can phai tham gia khoa hoc nao de co the nang cao ky nang cua minh? 3. Hien nay xu huong tuyen dung nhan vien nhan su co nhieu khong? 4. Truong hop cua toi thi co the dap ung duoc nhu cau tuyen dung do khong? (Huynh Thi Nhu Lien, 29 tuổi, Nữ, 116 Phan Dinh Phung, PN, nhan vien van phong) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Với kinh nghiệm nhiều năm làm thư ký và văn phòng bạn có thể làm tốt công việc hành chánh nhân sự: như làm hợp đồng lao động, trả lương, báo cáo thuế tại một số công ty nhỏ. Còn riêng về công việc quản trị nhân sự hay chiến lược nhân sự sẽ còn đòi hỏi ở bạn những kỹ năng kiến thức chuyên môn cao cấp hơn. Do đó, bạn có thể tham gia các khóa học chuyên nghiệp hơn, bổ sung những kiến thức và kỹ năng chuyên môn. 

Hiện nay, xu hướng tuyển dụng nhân viên nhân sự có rất nhiều đặc biệt tại các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, cơ hội làm việc trong ngành nhân sự của bạn sẽ rất cao. Trong thời điểm hội nhập hiện nay, tính chuyên nghiệp của nghề nhân sự là một tiêu chuẩn bắt buộc đối doanh nghiệp với ứng viên. 

* Tôi có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành nhân sự và tham khảo các bài viết nói về đề tài này ở đâu? (Thai Van Tai, 24 tuổi, TP.HCM, nhân viên) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự công ty HRVietnam: Nhân sự hiện đang là ngành nghề ”nóng” trên thị trường lao động thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Không như các nghề nghiệp khác, khi làm ở các vị trí thuộc ngành nhân sự, bạn có thể tìm việc ở nhiều công ty khác bất kể lĩnh vực kinh doanh là gì, đây là lợi thế của nghề Nhân sự so với một số nghề khác. 

Chính vì thế, có rất nhiều cơ hội cho nghề nhân sự đang chờ đợi bạn. Chỉ cần theo dõi thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các website việc làm hàng đầu hiện nay như: www.hrvietnam.com, http://vieclam.thanhnien.com.vn… bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những vị trí thích hợp với hàng trăm việc làm nghề Nhân sự được cập nhật mỗi ngày. 

Về những bài viết tham khảo cho chuyên đề nhân sự, bạn có thể truy cập vào trang Cẩm nang nghề nghiệp www.careertool.kiemviec.com, có rất nhiều bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin liên quan đến kỹ năng, cơ hội cũng như mô tả các công việc của ngành nhân sự. 

Hien toi dang la quan ly cua bo phan nhan su. Nhung vi toi kha tre so voi tat ca nhan vien trong cong ty, nen nhung y kien, nhung de bat ve cong tac nhan su toi dua ra mac du duoc giam doc tan thanh, nhung toi lai kho khan trong viec trien khai nhung y kien do. Vay toi phai lam the nao? Toi rat mong duoc hoc hoi them ve kinh nghiem de nang cao chuyen mon, nhung tai cong ty toi, cac cong tac ve nhan su chua that su chuyen nghiep, va cung khong co nguoi biet ve linh vuc nhan su nhieu hon toi, toi rat muon duoc tham gia mot cau lac bo ve nhan su de co the hoc hoi them. Chuong trinh co the cung cap dia chi cua mot so CLB dang hoat dong? (Nguyen Dang Khue Cac, 23 tuổi, Nữ, 88/50 Dao Duy Anh, F9, QPN, Nhan su) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Theo tôi, vấn đề không phụ thuộc vào tuổi tác, quan trọng những đề xuất của bạn có mang tính hài hòa giữa lợi ích của người lao động và lợi ích chung của doanh nghiệp hay không. Những định hướng có tính cách chiến lược sẽ luôn luôn được cân nhắc; còn những đề xuất mang tính nhỏ lẻ, phục vụ quyền lợi một phía thì sẽ khó thuyết phục người quản lý. 

* Cac chuyen gia co the giup toi giai quyet viec lam duoc khong? Va cach tiep can voi cong viec nhu the nao? (VO THI HOPNG LINH, 25 tuổi, Nữ, DIEN HONG-DIEN BAN- QUANG NAM, CONG NGHE MOI TRUONG) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi -Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Bạn không đưa ra những thông chi tiết về kinh nghiệm công việc cũng như học vấn trong câu hỏi của mình, nên tôi không thể trả lời câu hỏi của bạn một cách cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể truy cập vào trang http://www.kiemviec.com hoặc http://vieclam.thanhnien.com.vn/, có hàng ngàn vị trí đang chờ ứng viên. Chắc chắn, bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với mình. 

Hay cho biet de tro thanh mot chuyen vien nhan su gioi can doi hoi nhung ky nang nao? (NGUYEN THI BAO NGOC, 26 tuổi, Nữ, 64,DUONG 265,TO 5, KHU PHO 5, F HIEP PHU, Q 9, TP.HCM , NHAN VIEN NHAN SU) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Để làm tốt bất cứ một công việc nào, trước tiên, bạn phải thật sự yêu thích công việc đó. Ngoài ra, bạn phải hiểu rõ nhu cầu về công việc cũng như những người bạn làm việc cùng. Tôi lấy một ví dụ về vị trí nhân sự cho một bộ phận ở Công ty Unilever Việt Nam. Để làm tốt công việc này, bạn phải hiểu rõ hoạt động kinh doanh của công ty (đặc biệt cho bộ phận mà bạn phụ trách, vd: nếu bạn làm nhân sự cho bộ phận Kế toán, bạn phải hiểu rõ các công việc hàng ngày của họ cũng như các kế hoạch về kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Qua đó, bạn sẽ tìm ra cách hỗ trợ cho bộ phận đó). 

Bạn phải giỏi về các kỹ năng nhân sự, bao gồm: 

- Chiến lược và quản lý nhân sự 
- Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực 
- Thiết kế bộ máy tổ chức 
- Tuyển dụng 
- Đào tạo 
- Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc 
- Lương bổng và các khoản phúc lợi 
- Các hỗ trợ nhân viên 

Ngoài những hiểu biết về hoạt động kinh doanh và các kỹ năng nhân sự cơ bản như trên, bạn phải là một người thích làm việc với nhiều người khác, có khả năng thuyết phục, có khả năng lãnh đạo, và chịu được áp lực công việc cao. 

Tôi là người đã làm trong ngành nhân sự 10 năm, và tôi vẫn rất thích công việc này. Nếu bạn có mong muốn được trở thành một chuyên viên nhân sự giỏi, bạn phải có nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi và có tố chất lãnh đạo. Tôi tin là bạn sẽ thành công. 

* To chat can thiet cua nguoi lam nhan su? Nguoi lam nhan su can phai tap hop thong tin gi trong cong tac cua minh? Sach nao day ve lam nhan su? Co website khong? (nguyen thanh mong, 29 tuổi, Nam, 47/1A Thanh tinh, Hue, CNV) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi -Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết 

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về ngành nhân sự cũng như mô tả công việc chi tiết, các kỹ năng cần thiết trên trang Cẩm nang nghề nghiệp của HRVietnam tại địa chỉ http://careertool.hrvietnam.com. 

Tai sao khi dang tuyen nghe nhan su cac cong ty chi thay doi hoi bang cap nhieu hon la kinh nghiem? Toi tot nghiep trung cap ke toan nhung lai lam quan ly nhan su cho mot xuong 300 - 500 nguoi, kinh nghiem cung gan 4 nam trong nghe nhung khi thay cac cong ty rao tuyen toi cung muon thu suc minh trong cong ty moi nhung khi coi ho so ho deu khong chap nhan? (nguyen trong toan, 26 tuổi, Nam, govap.tphcm, quan ly nhan su) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi -Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Thật ra, bằng cấp chỉ là một lợi thế chứ không phải ưu thế quyết định giúp ứng viên thành công trong quá trình tìm việc. Ngược lại, nhiều công ty lại xem trọng yếu tố kinh nghiệm hơn bằng cấp của bạn là gì. Bạn đừng bi quan, vì với kinh nghiệm 4 năm trong nghề nhân sự, tôi nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình. Rất có thể, bạn trình bày chưa rõ ràng về kinh nghiệm, năng lực và nhiệt huyết của mình để nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với vị trí đó. 

Để resume của bạn có thể gây ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo các resume mẫu trên trang http://www.hrvietnam.com. Chúc bạn thành công! 

Nếu bắt đầu làm công tác nhân sự thì cần phải quan tâm đến những mảng công việc nào đầu tiên? Làm thế nào để làm tốt việc phát triển nhân sự (phát triển cho từng cá nhân trong tổ chức; công tác cán bộ nguồn)? Làm thế nào để nhân viên tin tưởng vào định hướng phát triển của tổ chức cho cá nhân? (HOÀNG LỆ THU, 33 tuổi, Nữ, HÀ NỘI, QUẢN LÝ) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Trước đây, ngành nhân sự chỉ bắt đầu đơn giản từ việc các bạn tham gia vào những công việc đơn giản của công ty. Người được tuyển vào phòng nhân sự trước đây thường bắt đầu công việc ở phòng tiền lương, tổng hợp báo cáo thuế, giải quyết chế độ chính sách... Do xu thế hội nhập và nền kinh tế đang ngày càng phát triển, nghề nhân sự bắt đầu được chuyên nghiệp. Nó đòi hỏi người làm nghề này ngày càng chuyên môn hóa ở những lĩnh vực như định hướng, tổ chức, đào tạo và phát triển tài năng của nhân viên. 

Hiện nay, tại các công ty, tập đoàn nước ngoài, nhân sự luôn được xem là "cánh tay phải" của những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là "người phát ngôn" về những quyền lợi tâm tư của các nhân viên. Theo tôi, tại một số các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở Việt Nam, người giám đốc, ông chủ công ty phải tự ví mình là một "giám đốc nhân sự" mới có thể phát triển tốt công ty đồng thời giữ chân các nhân viên giỏi của mình. 

Nghề Nhân sự có cái hay gì làm người ta gắn bó, và có mặt khó khăn gì khiến người ta cũng dễ dàng bỏ nghề? (Thủy, 32 tuổi, Nam, Q. Thủ Đức, Chuyên viên Nhân sự) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Nghề nhân sự là nghề liên quan đến con người, vì thế những thuận lợi và khó khăn của nó cũng liên quan trực tiếp đến cách nhìn nhận, đánh giá của con người. Theo kinh nghiệm bản thân tôi, nghề nhân sự rất đáng yêu và rất có ý nghĩa khi nhìn lại thành quả trong việc tuyển dụng, đào tạo phát triển, sắp xếp tổ chức đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp. 

Chẳng hạn, sau khi tuyển dụng một SV mới ra trường vào làm việc trong doanh nghiệp (với chính sách đào tạo và phát triển được xây dựng từ bộ phận nhân sự), 5 năm sau khi nhìn thấy sự thăng tiến của người này và những đóng góp của họ cho doanh nghiệp, người làm công tác nhân sự sẽ thấy được nỗ lực của mình là có ý nghĩa. Tuy nhiên, cái khó của nghề nhân sự là lợi ích, thành quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp không được thể hiện một cách trực tiếp (như công tác kinh doanh, sản xuất), vì vậy đôi khi từng nơi từng lúc ngay chính những người quản lý doanh nghiệp và cả người lao động chưa có sự trân trọng thỏa đáng đối với nghề này. Và đây là điều có thể làm cho người làm công tác nhân sự bị nản lòng. 

Theo tôi nghĩ, nghề nhân sự là một phần công việc của giám đốc, trong tuyển chọn con người, nên có lẽ khó có thể các bạn trẻ có thể làm ngay được nghề này? (Nguyễn Thành Hải, 23 tuổi, Nam, 123 Nguyễn Hữu Cầu, nghiên cứu viên Công nghệ sinh học) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Để có thể giữ vị trí quản lý đối với nghề nhân sự, các bạn trẻ hãy bắt đầu bằng những công việc cụ thể. Nếu có phẩm chất phù hợp và phát triển tốt các kỹ năng chuyên môn thì vấn đề thăng tiến chỉ là thời gian. 

Tính cách nào cần có đối với một người làm nhân sự? Làm sao có thể dung hòa được các mối quan hệ giữa Tổng giám đốc - Giám đốc - Giám đốc nhân sự - Nhân viên trong công ty? (Đinh HIếu Ngọc , 29 tuổi, Nam, 254, Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội, Chuyên viên LĐTL) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Tôi hy vọng câu trả lời trước đó đã trả lời phần đầu câu hỏi của bạn. Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân. Ở Unilever, chúng tôi luôn quan tâm, chăm sóc đến quyền lợi của người lao động. Cũng có đôi khi, có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động, khi đó, người làm nhân sự phải dựa trên những nguyên tắc về mặt pháp luật, vừa phải dựa trên tình người. Sau 10 năm làm nhân sự ở Unilever VN, tôi có thể tự hào nói rằng, tôi đã làm tốt vai trò trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động. 

* Làm sao để các công ty nhỏ và vừa (Việt Nam) không bị chảy máu chất xám nhân sự sau một thời gian cộng tác, các nhân viên có khuynh hướng chuyển sang cty nước ngoài vì lương cao hơn? Có khi cty đã phải tuyển dụng và đào tạo từ khi họ còn là những sinh viên mới ra trường? (Hoang Thong, 33 tuổi, Nam, 69A Cao Thang , Quan ly nhan su) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Theo tôi, để tránh tình trạng chảy máu chát xám, nhân sự sau một thời gian công tác, các ty vừa và nhỏ của Việt Nam cần coi mình không "vừa và nhỏ" trong quan hệ đối xử với nhân viên. Cụ thể, sử dụng đúng chuyên môn, trả lương đúng công sức, có những kế hoạch phát triển tài năng để giữ chân nhân viên. Biết tạo ra những môi trường làm việc bình đẳng, cởi mở giúp phát huy hết năng lực của nhân viên mình. Có như vậy, công ty vừa và nhỏ đó thật không "nhỏ" tí nào! 

Hiện nay, có một thực tế là chảy máu chất xám không chỉ xảy ra vì chế độ lương bổng! Bất cứ nhân viên nào nếu được đặt đúng vị trí và được đối xử đúng mực sẽ phát huy được hiệu suất của mình. 

Là một cán bộ nhân sự, bạn có những chiến lược gì đối với nhân sự mới, và làm "mềm hóa "khoảng cách giữa người mới và người cũ trong một công ty. Làm thế nào để cho người mới quản lý tốt những nhân viên cũ của công ty? (Tu Truong, 27 tuổi, Nam, TanBinh HCMC, Recruitment) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Ở Unilever VN, trước khi nhân viên mới nhận việc (hoặc một nhân viên chuyển qua một công việc mới), chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch giới thiệu nhân viên này với các bộ phận có liên quan. Kế hoạch này bao gồm: những điều cần biết về công việc người đó sẽ làm, những người có liên quan, các hệ thống làm việc, các sản phẩm của công ty, các phòng ban... Bằng cách này chúng tôi đảm bảo rằng người lao động sẽ có một sự khởi đầu suôn sẻ. 

Chắc là bạn hỏi làm thế nào để người cũ chấp nhận nhân viên mới? Tôi biết trong thời gian đầu, hai bên đều dò xét lẫn nhau nhưng nếu bạn làm việc bằng năng lực của chính mình và đối xử với mọi người bằng trái tim. Tôi tin rằng giai đoạn đầu sẽ qua nhanh thôi. Ngoài ra, ở Uniliver, bộ phận nhân sự luôn luôn sâu sát với toàn thể nhân viên, đặc biệt là các nhân viên mới. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. 

Khi có nhân viên quản lý mới trong kế hoạch giới thiệu nhân viên này chúng tôi có một phần giới thiệu chi tiết về bộ phận mà anh/chị ấy sẽ quản lý, đặc điểm của từng nhân viên trong bộ phận cũng như những điều anh/chị cần biết để lãnh đạo nhóm nhân viên này. Ngoài ra chúng tôi cũng làm công tác tư tưởng với các nhân viên cũ trước khi người quản lý mới bắt đầu làm việc... Tuy nhiên nếu bạn được chấp nhận vào làm một vị trí lãnh đạo của Unilever, có nghĩa là bạn đã có những tố chất lãnh đạo. Cùng với năng lực bản thân, sự hỗ trợ của cấp trên, của bộ phận nhân sự và các nhân viên, các đồng nghiệp chắc chắn nhân viên quản lý mới sẽ có thể lãnh đạo được bộ phận của mình. 

Theo nhận định của quý vị thì tương lai của nghề nhân sự như thế nào? Một người làm nghề nhân sự cần chuẩn bị gì cho hành trang tương lai trong nghề này? (Nguyễn Thiên Chương, 30 tuổi, Nam, 218A c/c Pham The Hien P4 Q8, Tuyen dung va QLNS) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi -Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Theo xu hướng thực tế, nhân sự là một trong những ngành đang thu hút nhiều người tham gia. Với sự phát triển của Việt Nam hiện tại cộng với sự đầu tư của các tập đoàn lớn của nước ngoài, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi công ty là rất lớn để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam đang khan hiếm nhân tài cho các vị trí cao cấp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có các nhân viên nhân sự giỏi để phát triển nhân tài cho công ty. 

Bằng cấp và kiến thức chuyên môn là điều cần thiết. Ngoài ra, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể bắt đầu nghề nghiệp của mình bằng nghề nhân sự ở những vị trí khởi đầu. 

* Trong lĩnh vực nhân sự, có chức năng là tăng lương, tăng chức vụ và quyền hạn theo đề nghị của các phòng ban có chức năng và theo những người có trách nhiệm, theo thường kỳ của công ty. Giả sử Phòng nhân sự nhận được đơn yêu cầu tăng lương và tăng trách nhiệm cho một cá nhân từ một phòng khác và đã được Giám đốc chấp thuận (vì cá nhân này có thể có chuyên môn cao). Tuy nhiên, phòng nhân sự biết được tính cách và những biểu hiện đối xử của cá nhân không đúng chuẩn mực công ty quy định. Vậy xin hỏi trong trường hợp này Phòng nhân sự sẽ ứng xử như thế nào? (Thole, 25 tuổi, Nam, 172/185 An duong vuong P.16.q.8, Nhân viên phòng dự án) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Tôi tin rằng một trong những khía cạnh để giữ người tài là trả lương cạnh tranh trên thị trường (Ngoài ra còn có: cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc...). Đối với Unilever, hằng năm chúng tôi đều có điều tra về thị trường lương và điều chỉnh lương cho nhân viên. Như vậy, chúng tôi không chờ nhân viên đòi hỏi tăng lương mà chúng tôi trả lương cạnh tranh trên thị trường và công bằng cho người lao động. Việc xét tăng lương được dựa trên hiệu quả công việc, cách mà nhân viên đó tiến hành công việc, các tố chất tiềm năng... Như vậy, nếu như nhân viên có cách cư xử không đúng mực, chắc chắn nhân viên đó sẽ không được xét tăng lương như các đồng nghiệp tương tự khác. Tôi hiểu là ở hoàn cảnh này, người nhân sự sẽ phải đối diện với giám đốc là người đã duyệt cho trường hợp này. Nhưng nếu như chúng ta đã có các tiêu chuẩn về xét lương thưởng cho cả công ty, tôi tin rằng việc áp dụng chính sách này đồng đều và bình đẳng cho toàn thể nhân viên sẽ tạo niềm tin cho toàn thể nhân viên. Tôi sẽ nhắc giám đốc rằng việc đối xử không công bằng sẽ dẫn đến việc các nhân viên khác mất niềm tin về lãnh đạo. Tôi tin rằng là một người lãnh đạo, giám đốc sẽ đặt quyền lợi của toàn thể nhân viên lên trước. 

Được biết sắp tới đây các tập đoàn, các doanh nghiệp của Mỹ sẽ vào đầu tư tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vậy muốn được ứng tuyển vào vị trí nhân sự cho những tập đoàn này, thì điều gì là tiên quyết? (Phạm Thị Hạnh Dung, 29 tuổi, Nữ, 7P Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TpHCm, Trợ lý Giám Đốc) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Tôi xin trả lời câu hỏi này không chỉ để cho bạn ứng tuyển vào các doanh nghiệp của Mỹ không thôi. Nếu như bạn là một người nhân sự giỏi, sẽ có nhiều công ty từ nhiều quốc gia săn đón. Bạn có thể tham khảo những câu trả lời trước của tôi về các yêu cầu cho quản lý nhân sự. Chúc bạn thành công! 

Xin hỏi anh chị, thực trạng của nghề này ở Việt Nam thế nào, xu hướng phát triển sẽ ra sao? (vuong Mai, 29 tuổi, Nam, Hanoi, Giao vien) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Với sự gia nhập ngày càng nhiều của các công ty nước ngoài vào nền kinh tế trong nước, nghề nhân sự đang ngày càng được chuyên nghiệp hóa và nhu cầu nhân sự đối với nghề này cũng ngày càng lớn. Các tập đoàn lớn đều có chính sách đào tạo nâng cao vị trí nhân sự trong bộ máy của doanh nghiệp. Trong tương lai, khi VN gia nhập các diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới, triển vọng về nghề này sẽ ngày càng lớn theo hướng chuyên sâu. Xét cho cùng, khi các yếu tố cạnh tranh khác (như vốn, kỹ thuật...) đã ngang bằng thì vấn đề con người - nhân sự sẽ mang tính quyết định, mang lợi thế lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 

Một trong những câu hỏi luôn đặt ra của quản lý nhân sự trong các Công ty hiện nay là làm thế nào để duy trì được lực lượng lao động đang có? Và các cách để bố trí nhân sự cho hợp lý? Làm thế nào để đánh giá nguồn nhân lực của Công ty mình mạnh hay yếu? (Lê Xuân Thủy, 27 tuổi, Nam, 265 Lê Hồng Phòng P8 TP Vũng Tàu, Cử nhân kinh tế) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Việc duy trì lực lượng lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Loại trừ những yếu tố khách quan (như điều kiện riêng của người lao động, việc người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, liên quan đến vấn đề kỷ luật lao động...), để giảm thiểu việc "mất người" một cách đáng tiếc, trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, bộ phận nhân sự cần tham mưu cho doanh nghiệp những chính sách chế độ tốt nhất có thể cho người lao động; có hướng đào tạo để phát triển nghề nghiệp; bố trí nhân sự phù hợp với khả năng của người lao động; quan tâm đến nguyện vọng phát triển cá nhân v.v... Đánh giá sự mạnh hay yếu của nguồn nhân lực phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của lực lượng kế thừa cho sự yêu cầu hiện tại cũng như sự phát triển trong tương lai. 

Tôi có thâm niên làm quản lý nhân sự (Giám đốc nhân sự - Trưởng phòng Tổ chức) được 14 năm. Nay tuổi đã lớn, muốn về quê (Đà Nẵng) kiếm việc mà khó quá vì ở đâu họ cũng chỉ nhận người dưới 35 tuổi, tôi phải làm sao để có việc làm? Phải chăng nghề này không cần đến người có nhiều kinh nghiệm quản lý như tôi? (TÔN THẤT HÙNG, 47 tuổi, Nam, K34/60 Lê Hữu Trác - Đà nẵng, Quản lý Nhân sự) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Hiện nay có một thực tế là, các công ty nước ngoài có xu hướng tìm kiếm các ứng viên trẻ tuổi vì họ nghĩ rằng người trẻ tuổi thường năng động và nhanh nhạy trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm 14 năm làm ở vị trí quản lý nhân sự anh đã hội đủ điều kiện để làm tốt công việc ở vị trí này và ở bất kỳ đâu. 

Khả năng và độ đuổi của anh rất phù hợp với vị trí Giám đốc hoặc Trưởng phòng hành chính nhân sự của các công ty Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty chuyên sản xuất ngay tại địa phương của mình, hiện tại các khu công nghiệp - khu chế xuất ở Đà Nẵng cũng có nhu cầu tuyển dụng những vị trí này. 

Muốn trở thành 1 Giám Đốc Nhân sự giỏi trong 1 công ty nước ngoài chuyên nghiệp thì cần có những kỹ năng gì và trao dồi bằng cách nào? (Phong, 32 tuổi, Nam, Nguyen Dinh Chieu, Q.3, Trợ lý Nhân sự) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Ngoài những yếu tố chuyên môn cần thiết mà nghề nhân sự đòi hỏi, theo tôi, muốn trở thành một nhà nhân sự giỏi cần có thêm những điều kiện sau: 

1. Phải là một nhà chiến lược kinh doanh cho công ty và tổ chức, phải là người thuộc nhóm tham mưu những kế hoạch định hướng cho Ban Giám đốc hay Hội đồng quản trị. 

2. Quan trọng nhất, người làm nghề nhân sự cần có "tâm" đối với nghề nghiệp cũng như với các đồng nghiệp xung quanh. 

3. Làm việc trong một môi trường tập thể, hỗ trợ phát triển cùng các cộng sự đắc lực của mình. 

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết "lắng nghe"! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng "lái con thuyền doanh nghiệp" đi lên. 

Những Giám đốc Nhân sự được đào tạo và rất thành công trong các tập đoàn đa quốc gia (như những vị khách mời của chương trình) liệu có đóng góp gì được hoặc có chiến lược gì để thành công khi đảm nhiệm vị trí Giám đốc Nhân sự cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước trong việc phát triển nguồn nhân lực tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. (TRẦN MINH SƠN, 33 tuổi, Nam, 292 CAO THẮNG, P12, Q10, TP.HCM, CB-NV) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Nói đóng góp thì có vẻ to tát quá nhưng với tôi, khi được đào tạo tại các tập đoàn đa quốc gia về ngành nhân sự tôi có được một số kinh nghiệm thực tiễn để giúp một số doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam "bắt mạch" đúng bệnh. Từ đó đúc kết ra những "phương thuốc" hữu hiệu để các doanh nghiệp "chữa bệnh". Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và các hiểu biết về nhân sự của mình thông qua các diễn đàn, các buổi nói chuyện của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trẻ. 

* "Nghề nhân sự" có thể ai cũng tưởng như đã biết quá rõ về công việc này. Nhưng quả thực ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công việc này với nhiều người còn là vấn đề nan giải. Vậy xin hãy giúp tôi nhìn nhận và đánh giá đúng về công việc này. Tôi phải có hướng đi cụ thể nào để đạt hiệu quả và thành công trong công việc này. (Phạm Thị Huế, 25 tuổi, Nữ, Tạp chí TH&NT, Quản lý phát hành) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Nhận định của bạn rất chính xác, rất nhiều người cho rằng, nghề nhân sự đơn giản chỉ làm những công việc sổ sách như: tính lương, đăng ký bảo hiểm, làm hợp đồng lao động... Thật ra, vai trò của nhân sự còn là một cầu nối quan trọng giữa người sử dụng lao động và người lao động, đây là một yếu tố quyết định chiến lược phát triển nhân sự, ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Người nhân sự phải biết dung hòa lợi ích của nhân viên và điều kiện doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, người nhân sự phải nắm rất rõ về thị trường lao động, tình hình kinh tế để tìm ra một chính sách nhân sự phù hợp với công ty mình đang làm việc. 

Nếu thật sự có niềm đam mê và muốn đạt được những vị trí cao trong ngành nghề này, bạn phải bắt đầu ngay từ những vị trí đầu tiên, tích lũy kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức cần thiết... đây là những bước giúp bạn thành công trong việc phát triển nghề nhân sự. 

Chao chi Nhung, xin chi cho biet nhung kho khan gap phai trong cong viec tim kiem nhan su trong cong ty cua chi hien nay? (Dang Hong Anh, 30 tuổi, Nam, Tp Vung Tau, ky su) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Em hỏi đúng vào một vấn đề nóng hổi. Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh doanh ở VN, đặc biệt ở TP.HCM đã dẫn đến một thực tế là không có đủ người tài cho các doanh nghiệp. Unilever cũng như các công ty khác gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các ứng cử viên như ứng viên chưa đủ kinh nghiệm làm việc hoặc không có đủ các tố chất tiềm năng. Thông thường bộ phận tuyển dụng luôn luôn ở trong tình trạng phải tuyển gấp. Chúng tôi đã làm một số điều để giải quyết những vấn đề khó khăn này: 

- Từ kế koạch kinh doanh của công ty đưa ra cơ cấu tổ chức phù hợp cho hiện nay và tương lai. Điều này sẽ giúp cho công ty có thời gian chủ động tìm kiếm ứng cử viên phù hợp. 

- Công ty mở rộng những kênh để tìm kiếm ứng cử viên như: các trung tâm môi giới, website của công ty, các hiệp hội chuyên môn (kế toán, tiếp thị...), người quen giới thiệu, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông... Trước khi tuyển dụng, chúng tôi đã hiểu rõ những yếu tố cơ bản nào là không thể thiếu được cho tuyển dụng và những yếu tố nào là những yếu tố có thể được đào tạo sau. Nhờ đó chúng tôi đã tuyển được những nhân tài cho Unilever. Công việc tiếp theo chỉ là bổ sung đào tạo và cung cấp công cụ... để nhân viên này làm việc tốt hơn. 

Ngoài ra, Unilever cũng rất chú trọng đào tạo những nhân tài trong nội bộ công ty. 

Minh moi vua tot nghiep ra truong va da di lam gan 6 thang. Cong viec cua minh bay gio la thu ky phong kinh doanh va kiem luon bo phan van phong. Minh rat ban khoan ko biet sau nay se dinh huong lam vi tri gi va theo duoi cong viec gi. Minh la con gai, lai tot nghiep chuyen nganh ngoai ngu, nen minh thich lam nhung cong viec nhe nhang, phu hop voi ban tinh ti mi cua con gai. Minh thich sau nay se tro thanh Giam doc nhan su chang han. Minh thich cong viec lien quan den nhan su, ve con nguoi, ve chinh sach cong ty... Vay de tro thanh Giam doc nhan su trong tuong lai thi minh phai bat dau nhu the nao? Chang han xuat phat tu vi tri nao trong cty? Va de lam nhan su minh co bat buoc tot nghiep truong dao tao nhan su khong? De theo duoi nganh nhan su thi tu bay gio minh co phai tham gia lop hoc nao de boi duong ky nang nhan su? Lam nhan su co bat buoc phai biet nhieu ve luat? Lam nhan su thi yeu to nao la quan trong nhat? (Lan, 23 tuổi, Nữ, Pham The Hien P7 Q8, NVVP) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Nữ giới, có vốn ngoại ngữ, thích công việc liên quan đến con người là những điều kiện khá thuận lợi để bạn theo nghề nhân sự. Bạn hãy bắt đầu bằng một công việc cụ thể thuộc lĩnh vực nhân sự như nhân viên tuyển dụng (từ chuẩn bị hồ sơ, hẹn ứng viên, thông báo kết quả...; tiến lên một mức cao hơn là tham gia sơ tuyển cho một số vị trí thường rồi đến những vị trí cao hơn); nhân viên đào tạo (từ liên hệ tổ chức các khóa học, theo dõi việc đánh giá học viên đến tham gia giảng dạy...); nhân viên lương bổng... Theo thời gian, với những kinh nghiệm tích lũy được và nếu có những tố chất thích hợp (như khả năng phân tích, đánh giá, tổ chức, hoạch định...) bạn có thể được đào tạo nâng cao và đảm đương những chức vụ cao hơn trong lĩnh vực nhân sự như trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự. 

Người làm công tác nhân sự rất dễ dàng trong việc tiếp cận với cơ hội tìm việc mới, vậy làm sao để có thể giữ được nhân viên nhân sự giỏi? (Nguyễn Bá Oanh , 28 tuổi, Nam, 138A Tô Hiến Thành, P15, Q10, Nhân viên Nhân sự) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Cổ nhân đã có câu "Đất lành chim đậu". Ngoài những yếu tố thuộc vật chất như lương bổng, chế độ chính sách, nếu doanh nghiệp tạo được môi trường làm việc thuận lợi và có cơ hội thăng tiến cho người lao động thì chắc sẽ không khó để giữ người. 

Người ta nói nghề "Nhân sự" là nghề làm dâu trăm họ vì mỗi quyết sách đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi thành viên trong Công ty. Các nhà tư vấn nghĩ gì về điều này? (Lê Xuân Thủy, 27 tuổi, Nam, 265 Lê Hồng Phòng P8 TP Vũng Tàu, Cử nhân kinh tế) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Về mặt nào đó, nói nghề này "làm dâu trăm họ" quả thật không sai. Đôi khi có những nỗi buồn không nói nên lời, chẳng biết tỏ cùng ai. Nếu các chính sách của mình thành công thì không nói làm gì, nếu có trục trặc, hoặc chưa cập nhật người làm nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên. 

Tuy vậy, đối với tôi nghề nhân sự luôn có những phần thưởng và phúc lợi "vô giá". Đâu đó không chỉ là một lời khen của Tổng giám đốc, hay là chuyện tăng lương mà còn là tình cảm quý mến của những đồng nghiệp, những phúc lợi, thành tựu mà các đồng nghiệp có được từ những khác biệt do chính sách nhân sự mà mình góp phần tạo ra. 

Làm sao tìm được người có tài, phù hợp cho yêu cầu công việc của công ty. Theo tôi được biết trên thị trường hiện nay, nguồn nhân lực rất "dồi dào", vậy vui lòng tư vấn là những nơi nào có thể tìm được người thích hợp? (Thai Thao, 32 tuổi, Nữ, 303 Nguyen Van Troi, HCMC, Nhan Vien Tu Van Nhan Su) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Hàng năm, nguồn nhân lực luôn tăng thêm về số lượng do sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Tuy nhiên, trong số đó, người tài lại không nhiều. Vì thế, dù nguồn nhân lực có dồi dào nhưng tìm được người thích hợp cho công ty không phải là một việc đơn giản. Với sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay là tiền đề cho sự phát triển của các website tuyển dụng trực tuyến cộng với các công ty săn đầu người thì tuyển dụng đã trở nên dễ dàng hơn. 

Bạn có thể tham khảo trên các website tuyển dụng để tìm ứng viên như:http://vieclam.thanhnien.com.vn/ và http://www.hrvietnam.com. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ và sử dụng dịch vụ "săn đầu người" của HRVietnam ( 64, Võ thị Sáu, Q1). 

Nhân sự liên quan rất nhiều đến con người. Vậy những người chưa qua khoa tâm lý học, phong cách lãnh đạo và kinh nghiệm thực tế thì có thể làm được không? (Bùi Đình Quang, 45 tuổi, Nam, 193 Binh Thoi P11 Q11 TPHCM, Vi tính) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Theo tôi, để hiểu và thông cảm được với người khác thì không nhất thiết phải qua đào tạo về chuyên khoa tâm lý mà phụ thuộc nhiều hơn vào vốn sống và khả năng nắm bắt, phân tích, nhận định. Vì vậy, kinh nghiệm thực tế là rất quan trọng đối với người làm công tác nhân sự. 

Vai trò của cán bộ làm công tác nhân sự đối với sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp? Các biện pháp để "săn đầu người" và giữ họ làm việc lâu dài tại Công ty? (nguyenvanbien, 28 tuổi, Nam, 95 nguyen Hue, Dong Ha, CB nhân sự) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Về vai trò của người làm công tác nhân sự, bạn có thể tham khảo các câu trả lời trên. Riêng việc giữ nhân viên ở lại làm việc lâu dài, công ty bạn cần phải có một chính sách về lương, thưởng cũng như đào tạo và phát triển nhân viên một cách cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề ngoài thị trường. 

Cho em biết những phương pháp phổ biến và thực tiễn hiện nay các công ty dùng để phân tích đánh giá kết quả công việc và năng lực cá nhân? (Phạm Quốc Liêm, 26 tuổi, Nam, Thủ Dầu Một, Bình Dương, TP. Nhân sự) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Chị hy vọng em biết rằng hiệu quả công việc là sự giao thoa giữa: kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên ngành và năng lực cá nhân. Để có một hiệu quả công việc tốt em hãy quan tâm đến cả ba khía cạnh này. 

Ở Uniliver, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc gồm có: 

- Bản mô tả công việc. 

- Hằng năm, mỗi nhân viên đều có kế hoạch làm việc trong năm. Tùy theo từng công việc, kế hoạch làm việc của mỗi người và yêu cầu trong mỗi công việc sẽ khác nhau. Kế hoạch này sẽ được đánh giá vào cuối năm (không chỉ đánh giá về những gì đã làm được mà còn đánh giá cách nhân viên này tiến hành công việc như thế nào). Chúng tôi có những bản mẫu và hệ thống để đảm bảo việc này được tiến hành một cách chuyên nghiệp. 

Xin hoi nghe nhan su co can ngoai hinh khong? Toi thay ngoai hinh bay gio de kiem viec hon, dac biet la khi doi chat voi nguoi lao dong. Duyen dang la yeu to rat quan trong trong su thuyet phuc? (Nguyen Van Lem Hem, 31 tuổi, Nam, Go Dau) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Đối với tôi, bất cứ nghề nào cũng đòi hỏi "ngoại hình", không chỉ riêng trong ngành nhân sự. Duyên dáng thì rất quan trọng nhưng bạn mang gì để đi thuyết phục người khác mới là điều quan trọng hơn. 

Trước đây tôi làm nghiên cứu, vậy tôi có thể thay đổi sang làm nghề nhân sự được không? Làm nghề nhân sự đòi hỏi những bằng cấp nào? (Nguyễn Thành Hải, 23 tuổi, Nam, 123 Nguyễn Hữu Cầu, nghiên cứu viên Công nghệ sinh học) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu bằng một bằng cấp chuyên nghiệp (đương nhiên nếu như có, bạn sẽ có một khởi đầu suôn sẻ hơn. Bạn có thể học về nhân sự ở các khoa quản trị kinh doanh của các trường ĐH). Điều quan trọng là bạn phải yêu mến nghề này và có các tố chất yêu cầu (bạn có thể tham khảo những câu trả lời trước của tôi). Có lẽ bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi biết rằng tôi cũng không bắt đầu nghề nhân sự bằng những bằng cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bằng năng lực và nhiệt huyết của mình, tôi đã đạt được điều mà mình mong muốn. Chúc bạn thành công! 

* Em xin hoi chuc nang, nhiem vu va vai tro cua nhan vien nhan su trong cong ty la gi? Nhan vien nhan su va nhan vien hanh chinh khac nhau co ban o diem nao? Quan ly ho so, so sach nhan vien thuoc bo phan phong ban nao? Lam the nao de tro thanh mot nhan vien nhan su chuyen nghiep va hieu qua? (voducthuong, 25 tuổi, Nam, phong303, chung cu Bau Cat 2, duong Dong Den, F14, Quan Tan Binh, cu nhan kinh te) 

- Ông Nguyễn Hữu Thiết - Giám đốc Nhân sự Dutch Lady Việt Nam: Lĩnh vực nhân sự thể hiện ở 3 cấp độ theo thứ tự: hành chính, quản trị, chiến lược. Công việc hành chính, quản lý hồ sơ cũng chính là một phần của công tác nhân sự. Để trở thành chuyên nghiệp, phải trải qua các cấp độ này từ thấp đến cao. Nghĩa là, trước tiên phải làm tốt công việc hành chính tiến đến quản trị nguồn nhân lực, rồi hoạch định chiến lược. Ở mức chuyên nghiệp cao, lĩnh vực nhân sự còn bao gồm cả việc xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp, xây dựng nền tảng giá trị và phẩm chất của thương hiệu doanh nghiệp. 

Tôi rất thích nghề này, tuy nhiên tôi thấy nghề này lương không cao, công việc có phần giống như nhân viên hành chính trước đây. Vậy xin hỏi, nghề này có tính bền vững không? (vuong Mai, 29 tuổi, Nam, Hanoi, Giao vien) 

- Đinh Kim Nhung - Giám đốc Nhân sự Khối Liên kết và Cung ứng Unilever Vietnam: Trước tiên tôi rất vui vì bạn thích nghề nhân sự. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành này. Nhân sự đang là một ngành "nóng hổi" trên thị trường, có rất nhiều công ty săn đón các chuyên viên nhân sự về làm việc cho họ. Trong các công ty lớn nhân sự bao giờ cũng là một bộ phận không thể thiếu được (Ý kiến của Giám đốc nhân sự luôn luôn được trân trọng trong bất cứ tình huống nào). Nếu như bạn theo dõi các câu trả lời trước của chúng tôi bạn sẽ thấy rằng công việc này không giống như các nhân viên hành chính trước đây. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng đây thực sự là một nghề thú vị, có nhiều điều mới lạ để khám phá, tuy nhiên cũng rất thử thách. Bạn hỏi về tính bền vững của công việc này. Theo tôi, chừng nào còn có các doanh nghiệp, nghề nhân sự chắc chắn vẫn còn tồn tại. 

Về vấn đề lương bổng, bạn đừng lo. Chuyên viên nhân sự luôn được chào đón và được trả lương rất cạnh tranh trên thị trường. 

Có một nhận xét về nghề nhân sự ở Việt Nam hiện nay là vừa thiếu, vừa yếu so với nhu cầu hiện tại của thị trường. Các vị tham gia giao lưu trực tuyến có nhận xét gì về nhận định trên. Một điều bất cập hiện nay là: vị trí nhân sự tại các công ty đăng tuyển rất nhiều nhưng thị trường cụ thể ở đây là các trường đại học thì chưa đào tạo tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường này. Đâu là giải pháp cho vấn đề này xét từ phía nhà tuyển dụng. Từ thực tế công việc hiện tại tôi đang muốn xúc tiến một chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu nhân sự nói chung cho doanh nghiệp. Nếu quí vị nào có nhu cầu hãy liên lạc qua email: phihonghn@yahoo.co.uk để sẻ chia. (Nguyễn Viết Hồng, 26 tuổi, Nam, Hà Nội, Kinh Doanh) 

- Chị Huỳnh Thu Hường - Giám đốc Đối ngoại và Nhân sự Công ty Effem Foods Việt Nam: Tôi hoàn toàn chia sẻ ý kiến ngành nhân sự Việt Nam vừa yếu vừa thiếu so với nhu cầu hiện tại của thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình hơn 10 năm làm việc trong nghề tôi đã gặp không ít những nhà nhân sự người Việt Nam vừa trẻ vừa có năng lực. 

Để giải quyết vấn đề tuyển dụng nhân sự, từ phía nhà tuyển dụng có thể sử dụng nhiều cách như: tiền lương cao để mời các chuyên gia từ nước ngoài. Đào tạo tại chỗ, chuyển giao kiến thức cho những nhân viên đã tuyển. Có kế hoạch lâu dài để đào tạo nên những nhà lãnh đạo địa phương nhằm thay thế cho các chuyên gia nước ngoài. 

Phẩm chất và kinh nghiệm cần thiết của một H.R Manager hiên đại là gì? Có thể cung cấp cho tôi một CV Anh, Việt về H.R Manager các công ty và tập đoàn nước ngoài ưa thích? (Đặng thanh Tùng, 29 tuổi, Nam, 109 Trường chinh Hà nôi, nhân viên kinh doanh) 

- Ông Huỳnh Văn Thôi - Trưởng phòng Tư vấn Nhân sự - Công ty HRVietnam: Nếu có theo dõi buổi tư vấn trực tuyến về nghề nhân sự hôm nay ngay từ đầu, bạn sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng về phẩm chất và kinh nghiệm của HR Manager. 

Về CV tham khảo, bạn có thể tìm xem các bài thi đoạt giải trong cuộc thi "Resume Ấn tượng" do báo Thanh Niên và Công ty Kiếm Việc tổ chức trên website: www.kiemviec.com.

(Theo Thanh Niên)

Comments