Tin tức‎ > ‎

Quan hệ công chúng

Tổng thống Pháp Hollande thăm cấp nhà nước tới Mỹ

đăng 23:21 11 thg 2, 2014 bởi Linh Pham

Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày hôm qua (10/2) đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ. Chuyến thăm nhằm khẳng định mối quan hệ lịch sử cũng như hợp tác an ninh ngày càng chặt chẽ.

Theo hãng tin AFP, đây là chuyến thăm cấp nhà nước chính thức đầu tiên của một Tổng thống Pháp tới Mỹ kể từ năm 1996, và được kỳ vọng sẽ nêu bật “mối quan hệ hợp tác tuyệt vời” giữa Pháp và Mỹ, các nguồn tin tại điện Elysee khẳng định.
Đồng thời nó cũng diễn ra giữa lúc ông Hollande đang cố gắng gạt sang một bên những rắc rối xoay quanh đời sống tình cảm của mình.
Đón ông Hollande tại cầu thang của chiếc chuyên cơ Không Lực Một trong căn cứ không quân Andrews, Tổng thống chủ nhà Obama đã cùng người đứng đầu điện Elysee có chuyến bay ngắn tới Virginia để thăm dinh thự của người đặt nền móng cho nước Mỹ Thomas Jefferson, một người thân Pháp.
Ông Obama khẳng định Jefferson đã luôn là “một người thân Pháp”

“Ngôi nhà này chính là hiện thân của sự gắn kết đã dẫn tới cuộc cách mạng Mỹ, góp phần ảnh hưởng tới Cách mạng Pháp”, Tổng thống Mỹ nói.

Ông Hollande cũng lần tìm trở lại lịch sử để nêu tên Marquis de Lafayette, một nhà quý tộc Pháp từng chiến đấu trong đội quân cách mạng của George Washington.

“Trước đây là mối quan hệ đồng minh giữa Jefferson và Lafayette, ngày nay là mối quan hệ đồng minh của chúng ta”, ông Hollande nói.

Jefferson, vị Tổng thống thứ ba của nước Mỹ, nhiệm kỳ 1801 - 1809 từng là một trong những người đặt nền móng cho nước Mỹ, và cũng là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên của Mỹ tại Paris.
Trong ngày hôm nay, hai nguyên thủ sẽ bàn thảo những nội dung trong tâm tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, nhiều khả năng xoay quanh các vấn đề như chiến tranh tại Syria, chương trình hạt nhân của Iran, khủng hoảng chính trị tại Ukraine và những mối lo ngại an ninh tại châu Phi.

Washington và Paris đều có quan điểm cứng rắn đối với Tehran và Damascus, đồng thời các lực lượng Mỹ vẫn cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần cho các chiến dịch của Pháp tại Mali và nước Cộng hòa Trung Phi.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng dự kiến thảo luận các vấn đề đang gây trở ngại cho mối quan hệ hai nước, bao gồm những quan ngại về hoạt động do thám trên diện rộng của Mỹ tại Pháp, cũng như các mối quan hệ kinh tế.

Trong tối thứ Ba, ông Obama sẽ mở tiệc chiêu đãi cấp nhà nước tại khu vườn phía Nam Nhà Trắng.

Trước chuyến công du, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, kêu gọi các quốc gia khác cùng với họ tìm kiếm những “thỏa thuận đầy tham vọng” để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu.

Những năm gần đây, mối quan hệ giữa Pháp và Mỹ đã có một số trở ngại, nhất là sau khi Pháp từ chối tham gia cuộc tấn công Iraq năm 2003 do Mỹ cầm đầu, dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Trong bài viết đăng tải trên các tờ Bưu điện WashingtonLe Monde, hai Tổng thống khẳng định hai nước đã vượt qua những bất đồng trong quá khứ.

“Một thập niên trước, ít ai có thể hình dung hai nước chúng ta lại sát cánh cùng nhau trên nhiều mặt đến vậy. Nhưng trong những năm gần đây liên minh của chúng ta đã chuyển mình”, bài báo viết. “Cùng với quan hệ liên minh trên trường quốc tế được hồi sinh, chúng ta cũng đang làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế song phương”.

Ông Hollande, hiện có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong số các Tổng thống Pháp hiện đại, đang chịu nhiều áp lực lớn trong việc cải thiện nền kinh tế và tạo việc làm.

Do vậy trong chuyến công du này, ông Hollande cũng sẽ bay từ Washington tới California để gặp lãnh đạo các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon.

Thanh Tùng
Theo AFP

Mặt trái Olympic Sochi: bên xa hoa, bên khói bụi

đăng 23:18 11 thg 2, 2014 bởi Linh Pham

Xây dựng Thế vận hội đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái của ngôi làng Akhshtyr và khiến cuộc sống người dân trở nên khó khăn.

Khi nói đến Sochi, chúng ta thường nghĩ ngay đến kỳ Thế vận hội Mùa đông 2014- Thế vận hội đắt giá nhất hành tinh đang diễn ra ở thành phố này. Chúng ta cũng dễ bị choáng ngợp bởi số tiền khổng lồ đầu tư vào đó (50 tỷ USD), giá vé vào cửa “không hề rẻ” (khoảng 500 USD/1 vé), hay các công trình thế kỷ hoành tráng. Nhưng ít ai biết rằng, chỉ cách thành phố này không xa, có một ngôi làng nhỏ mang lên Akhshtyr đang ở trong cảnh bị cô lập, thiếu nguồn nước sạch, thức ăn, thuốc men và ô nhiễm bụi nặng nề.

Ô nhiễm bụi và nước sạch

Akhshtyr vốn là một ngôi làng cổ kính, trong lành được bao quanh bởi rừng cây xanh, khe núi và suối cá hồi. Nhưng có lẽ điều đó chỉ còn trong kí ức người dân trong làng từ cách đây nhiều năm.

Akhshtyr bây giờ chỉ còn lại lớp bụi đá vôi dày đặc bao quanh làng vì việc khai thác nguyên liệu nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng các công trình Thế vận hội Mùa đông 2014.

Trong 5 năm qua, xe tải xây dựng chạy ầm ầm ngày đêm trên tuyến đường từ làng Akhshyr đến thành phố Sochi. Mỗi lần xe tải đi qua, người dân địa phương lại phải hứng chịu lớp bụi đá vôi mù mịt mà chiếc xe để lại. Trong báo cáo tháng 12/2013 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch có viết “Đôi khi, lớp bụi dày đến gần 13 cm phủ kín đường đi và nhà dân”.

Đáng buồn hơn, từ năm 2008, ngôi làng nhỏ này còn bị mất đi nguồn nước sạch. Các bãi chứa khổng lồ nhằm phục vụ việc khai thác mỏ đá đã làm ô nhiễm những giếng nước ngọt của người dân địa phương. Bởi vậy, người dân hiện tại phải sống dựa vào việc vận chuyển nước từ các nhà chức trách.

Chặn tuyến đường giao thông chính vì lý do an ninh

Cách đây vài tuần, chính quyền dựng lên một trạm kiểm soát cấm qua lại trên con đường chính nối các cụm núi từ làng Akhshtyr tới làng Olympic ở Sochi.

Bà Ilya Zamesin, một nông dân 35 tuổi và nhà hoạt động địa phương cho biết: “Họ nói với chúng tôi biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn khủng bố dọc theo tuyến đường chính”.

Thế nhưng, việc thắt chặt an ninh này đã cắt đứt luôn tuyến đường giao thông quan trọng của dân làng với bên ngoài, khiến họ gần như bị cô lập, không thể kiếm được các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày như thực phẩm, thuốc men, nước.

Chỉ có một con đường duy nhất để ra khỏi làng Akhshtyr, nhưng con đường quanh co ấy dài đến hơn 11km và lổn nhổn đầy các mảnh vụn và rác thải xây dựng.

Bà Ilya Zamesin cho biết thêm: “Hầu hết người dân trong làng đều là người cao tuổi, bởi vậy, họ khó có thể đi bộ hơn 11 cây số để ra khỏi làng”.

Cụ bà Lubov Mulyar, 76 tuổi, sống trong một túp lều với chú chó, than vãn: “Cảnh sát không cho tôi đi tới bến xe buýt. Vì vậy, tôi mắc kẹt ở đây, nước và thuốc men của tôi đã hết nhẵn”.

Các nhà chức trách cho biết, họ nhận thức được tình trạng khó khăn của dân làng và hứa sẽ hành động nhanh chóng để giải quyết khiếu nại của họ.

Một nhân viên quan hệ công chúng của thành phố Sochi Tatiana Katanidi nói: “Trong tháng tư, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về tình hình cung cấp nước cho người dân. Chúng tôi cũng sẽ chỉ định một vài chuyên xe buýt để đưa đón người dân Akhshtyr. Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp rắc rối với việc xác định các vị trí trong làng. Nhưng chúng tôi đang làm hết sức mình để giúp đỡ người dân”.

Người dân đã quá chán ngán và thất vọng

Anh Nodar Bagrandzh, một lái xe taxi 50 tuổi càu nhàu: “Chúng tôi được thông báo rằng sẽ có rất nhiều khách du lịch đến đây. Thậm chí tôi đã học thêm tiếng Anh để đón tiếp họ. Nhưng rồi, chẳng có ai tới đây cả. Tôi ngồi chơi hàng giờ vì không có việc làm”.

Anh Sergei Shegevsky, 32 tuổi, một nhân viên bảo vệ nói: “Họ hứa với chúng tôi sẽ có một lối ra vào đường chính, nhưng bây giờ họ nói rằng điều đó là không thể. Thật là khó chịu. Chúng tôi đã không cảm thấy bất kỳ lợi ích nào từ Thế vận hội”.

Bà Buchanan, một người dân địa phương khác cho biết: "Khi Thế vận hội được lên kế hoạch, ông Putin đã hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến bất cứ ai. Những người dân trong ngôi làng này đã phải sống trong cảnh nghèo khổ trước kỳ Thế vận hội. Thế vận hội càng làm cho cuộc sống của chúng tôi tồi tệ hơn. Chính phủ thực sự coi thường các nhu cầu cơ bản của người dân”


Tin tức nguồn: xaluan

Chính phủ Mỹ tạm đóng cửa: “Quan hệ Việt - Mỹ vẫn bình thường”

đăng 00:15 4 thg 10, 2013 bởi Linh Pham

Quan hệ và các hoạt động hợp tác trao đổi giữa Việt Nam và Mỹ vẫn diễn ra bình thường, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang phải đóng cửa một phần vì thiếu ngân sách.

Đó là khẳng định của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại buổi họp báo thường kỳ của cơ quan này, chiều 3/10.

Theo ông Nghị, các cơ quan đại diện ngoại giao của hai bên vẫn hoạt động bình thường, thể hiện bằng việc ngày 1/10, hai nước vừa tiến hành vòng đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng thường niên lần thứ 6.

"Chúng tôi hy vọng tình trạng hiện nay chỉ là tạm thời và sẽ không tác động tới quan hệ hai nước. Mong Chính phủ Mỹ sớm khôi phục và ổn định hoạt động", đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Được biết, sau khi Chính phủ Mỹ tạm dừng hoạt động, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đã khẳng định tất cả những dịch vụ liên quan tới hoạt động lãnh sự, bao gồm dịch vụ công dân Mỹ, dịch vụ visa không di dân và dịch vụ visa nhập cư sẽ vẫn được tiếp tục thực hiện cho tới khi có thông báo thêm. Các hoạt động khác sẽ được xem xét tùy từng trường hợp.

Chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa một phần bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/10 vừa qua, sau khi Hạ viện và Thượng viện Mỹ không thể nhất trí về khoản ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo. Tình trạng này khiến khoảng 800.000 công nhân viên chức liên bang bị nghỉ việc không lương, tất cả công viên quốc gia bị đóng cửa, lương hưu và trợ cấp cho cựu binh bị trì hoãn...

Đây là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ đóng cửa sau 17 năm. Trước đó, Chính phủ Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton cũng đã phải đóng cửa trong 21 ngày.

Nga đang dần để Viễn Đông rơi vào tay Trung Quốc?

đăng 00:14 4 thg 10, 2013 bởi Linh Pham

Sức mạnh quân sự có giúp Nga lấy lại vị thế ở khu vực Viễn Đông đang bị Trung Quốc chiếm ưu thế bởi sức mạnh kinh tế và nhân khẩu học?

Gần đây, có một số thông tin cho rằng đã có một liên minh mới ra đời giữa Trung Quốc và Nga, trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục sang châu Á. Theo những nguồn tin này, chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ đã làm tăng mối lo ngại của Nga về khu vực Viễn Đông, khiến quốc gia này phải đẩy mạnh sự hiện diện chính trị và kinh tế trong khu vực.

Tuy nhiên, mặc dù Nga và Trung Quốc đã có nhiều cuộc tập trận chung gần đây, mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Moscow và những dấu hiệu khác cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa hai quốc gia này thì trên thực tế, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự hiện diện của Nga ở khu vực Viễn Đông.

Bất cứ khi nào Moscow quyết định khẳng định vị thế trong vòng ảnh hưởng của mình trên toàn cầu hay tại một khu vực nhất định, quân đội sẽ là thành phần chủ chốt trong chiến lược của quốc gia này. Hiện tại, quân đội Nga đã trở nên chủ động hơn nhiều so với trước đây, từ các kế hoạch hiện đại hóa, tạo ra một lực lượng cơ động và tinh nhuệ cho tới tăng số lượng các cuộc tập trận tại những khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Vào giữa tháng 7 vừa qua, Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất từ trước tới nay. Bắc Kinh đã điều 7 chiến hạm (từ Hạm đội Bắc và Nam Hải) tham gia tập trận chống khủng bố và cướp biển cùng tàu tuần dương tên lửa Varyag, tàu ngầm lớp Kilo và các phương tiện quân sự khác của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Nga. Trong cuộc tập trận này, hai nước cũng vận hành các hệ thống chống ngầm, phòng thủ mặt nước và phòng không, các hoạt động này được cho là nhằm đối phó với Hải quân Mỹ và các đồng minh của Washington.

Cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc cũng diễn ra sau cuộc tập trân chung giữa hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại ngoài khơi bang California, nhưng Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ding Yiping tuyên bố cuộc tập trận của nước này với Nga không nhằm vào bất cứ một nước thứ 3 nào mà chỉ nhằm mục đích tăng cường hợp tác chống cướp biển giữa 2 quốc gia

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quân sự vẫn nhận định rằng cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc cho thấy dấu hiệu của sự hợp tác giữa 2 cường quốc này để chống lại chiến lược chuyển hướng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Không chỉ hợp tác thông qua tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung, Nga và Trung Quốc còn duy trì một cuộc tập trận trung thường nên có tên là “Sứ mệnh hòa bình”. Cuộc tập trận này được tổ chức luân phiên tại hai quốc gia.

“Chúng ta duy trì thành công quan hệ hợp tác quân sự và công nghệ quốc phòng”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. “Cuộc tập trận mới kết thúc gần đây đã chứng minh cho điều này.”

Mặc dù Tổng thống Putin và Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev đánh giá cao chất lượng các mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh, nhưng yếu tố lịch sử và địa lý cần được xem xét kỹ trong mối quan hệ của hai cường quốc này.

Ngay sau cuộc tập trận hải quân chung với Trung Quốc, Nga đã tiến hành một cuộc tập trận quân sự lớn nhất từ thời kỳ Liên Xô cũ. Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra sức mạnh hiện tại của quân đội và gửi tín hiệu cho thấy rằng Bắc Kinh không phải là cường quốc mạnh nhất trong khu vực về sức mạnh quân sự. Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 160.000 binh sĩ, 130 máy bay và 70 tàu chiến.

Đánh giá về kết quả cuộc tập trận, ông Putin cho rằng cuộc tập trận đã thành công “hơn cả mong đợi”. Trong khi đó, ông Alexander Golts, Phó Tổng biên tập tờ báo mạng Yezhednevny Zhurnal, viết trên tờ The Moscow Times rằng: “....vượt ngoài mong đợi của Tổng thống Putin, tất cả các đơn vị của hai Quân khu miền Đông và miền Trung đã hợp thành một tập thể thống nhất, cho dù phần lớn các đơn vị chưa từng được triển khai hay tham gia chiến đấu."

Một trong những thành phần quan trọng trong kế hoạch khẳng định vị thế của Nga tại khu vực là Hạm đội Thái Bình Dương. Sau một thời gian dài bị bỏ rơi, Hạm đội Thái Bình Dương đã được trang bị thêm một số loại vũ khí mới nhất và hiện đại nhất của Nga. Hiện tại, hạm đội này đang biên chế tàu tuần dương tên lửa Varyag, 4 tàu khu trục lớp Udaloy, 1 tàu khu trục lớp Sovremenny và hàng chục tàu ngầm (bao gồm 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Delta III được trang bị tên lửa đạn đạo).

Nhưng với kế hoạch hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là Hải quân Nga, mà ông Putin đưa ra và chính sách chuyển hướng sang vùng Viễn Đông, Hạm đội Thái Bình Dương dự kiến sẽ nhận thêm một số tàu chiến hiện đại nhất và mới nhất trong kho vũ khí của Nga. Trong vài năm tới, hạm đội này sẽ nhận được một trong hai tàu tấn công Mistral, một số tàu khu trục lớp Stereguschy và một trong số tàu ngầm hạt nhân lớp Borei đầu tiên. Dự kiến, 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được đóng và mỗi tàu ngầm sẽ được trrang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava.

Các cuộc tập trận quân sự là một minh chứng cho thấy Nga không còn trong lớp vỏ bọc của quân đội từ những năm 1990 và rất nhiều những thiếu sót trong cuộc chiến tranh năm 2008 với Gruzia đã được giải quyết. Moscow đã xác định rằng quốc gia này không cho phép Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế và nhân khẩu thâu tóm toàn bộ khu vực Viễn Đông. Đó là lý do tại sao nỗ lực để tổ chức chuỗi các cuộc tập trận lớn và hiệu quả là rất quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh của Nga trong khu vực.

Từ năm 1991, dân số của Nga tại khu vực Viễn Đông đã giảm 20% và hiện chỉ còn 6,28 triệu người. Số lượng này sẽ giảm xuống 4,6 triệu người vào năm 2025. Trong khi đó, 3 tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc có số dân lên tới 110 triệu người. Về mặt kinh tế, giữa tháng 8 vừa qua, Ngân hàng phát triển Trung Quốc thông báo họ đang xem xét đầu tư 5 tỷ USD vào nhiều dự án tại khu vực Viễn Đông, trong khuôn khổ các chương trình của Nga nhằm tập trung vào phát triển khu vực. Đây chỉ là động thái gần đây nhất trong một chuỗi các hoạt động mà Nga đã tạo điều kiện cho Trung Quốc để tăng vai trò của mình trong sự phát triển của khu vực này. Phương tiện truyền thông Trung Quốc năm 2011 đưa tin nguồn đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Viễn Đông đã lên tới 3 tỷ USD, trong khi khoản đầu tư của Moscow vào khu vực này ít hơn 1/3 số tiền đầu tư năm 2010.

Vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Viễn Đông đã được đề cập trong một bài viết trên báo Nhật Bản trước khi được dịch sang tiếng Nga và đăng trên trang inosmi.ru vào tháng 8 vừa qua. Bài báo đề cập tới vấn đề người dân Trung Quốc sống ở khu vực dọc biên giới với Nga tiếp tục tìm cách vượt biên vào vùng Viễn Đông để canh tác nông nghiệp, bất chấp lệnh cấm người nước ngoài sở hữu hay cho thuê đất tại đây.

Một công nhân người Trung Quốc có tên là Su Shaoyuan đã nhận vài triệu USD thông qua các khoản vay từ những ngân hàng Trung Quốc để mua thiết bị nông nghiệp sử dụng tại trang trại ở Viễn Đông. Trong vòng vài năm, người công nhân này có thể hoàn trả tất cả các khoản vay ngân hàng và bắt đầu thu lợi nhuận từ công việc sản xuất nông nghiệp.

Bất chấp những nỗ lực hạn chế công nhân Trung Quốc đổ sang vùng Viễn Đông, Su thừa nhận: “Tôi có thể đảm bảo 100% rằng sau khi chứng kiến sự thành công của tôi, số lượng người Trung Quốc muốn đầu tư như tôi sẽ tăng lên. Vùng đất là một kho báu đang chờ khai thác.” Lo ngại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, chính quyền địa phương của Nga ở Viễn Đông đang khuyến kích các nhà đầu tư Nhật Bản xây dựng những dự án nông nghiệp tại đây.

Tại khu vực tự trị của người Do Thái ở vùng Viễn Đông của Nga, 40% đất nông nghiệp hiện tại đang dưới quyền quản lý của những người Trung Quốc. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, 90% rau xanh tiêu thụ ở Viễn Đông vào năm 2012 được sản xuất bởi các công nhân Trung Quốc. Ước tính khoảng 500.000 người Trung Quốc đang làm việc tại Viễn Đông.

Những thay đổi về nhân khẩu học đã khiến các nhà lãnh đạo Nga khá lo lắng, điều này được thể hiện rõ qua tuyên bố của Tổng thống Medvedev vào tháng Tám năm 2012. Hai ngày sau khi hai tàu ngầm hạt nhân mới đã được điều đến Hạm đội Thái Bình Dương, Tổng thống Medvedev cảnh báo rằng cần phải bảo vệ vùng Viễn Đông từ "sự mở rộng quá mức của các nước giáp biên giới". Dễ dàng nhận thấy câu nói này của ông Medvedev là nhằm vào Trung Quốc.

Viktor Ishayev, một quan chức được Tổng thống Putin giao cho phụ trách khu vực Viễn Đông, đã bắt đầu chương trình phát triển vùng bằng cách thu hút hơn 1,1 triệu công nhân mới, gồm cả những công nhân từ nước ngoài đến khu vực này trong vòng 10 năm tới. Khoảng từ 240.000 đến 280.000 công nhân nước ngoài từ Caucasus và Trung Á đã tới Viễn Đông. Đây là được coi là một lực lượng lao động đáng kể so với dân số bản địa đang suy giảm.

Tuy nhiên, chuyên gia Marlene Laurelle nhận định rằng: “Nếu Nga sử dụng lực lượng này để phát triển kinh tế Viễn Động, dân số người Hồi giáo và Trung Á ở Nga sẽ tăng nhanh, đây là một vấn đề mà hiện Moscow chưa thể giải quyết”. Chiến lược thu hút lao động nhập cư sẽ không chỉ gây căng thẳng về sắc tộc trong khu vực mà còn khiến người dân bản xứ rời khỏi Viễn Đông, trong khi người dân bản xứ ở đây vốn đã rất thưa thớt.

Các nhà chính trị Nga đã đưa ra một đề xuất khác để phát triển vùng Viễn Đông, đó là di chuyển thủ đô của nước này từ lãnh thổ châu Âu sang châu Á. Đề xuất bị cho là ngớ ngẩn này được đưa ra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu và thị trưởng thành phố Vladivostok. Mặc dù vậy, để xuất cũng cho thấy Moscow ngày càng lo lắng rằng khu vực Viễn Đông sẽ tuột khỏi tầm kiểm soát của họ nếu không được quan tâm sát sao.

Những nỗ lực phát triển cho đến nay cho kết quả rất hỗn tạp. Mikhail Delyagin, giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề về toàn cầu hóa tại Moscow, đã chỉ trích những nỗ lực của Bộ Phát triển Viễn Đông trong một cuộc phỏng vấn mới đây, khi cho rằng những gì bộ này đạt được chỉ là xây dựng một sân bay vũ trụ. Ông cho biết sự thống trị của Trung Quốc ở Viễn Đông vẫn “tiếp tục với tốc độ nhanh”.

Việc trang bị thêm vũ khí và phương tiện hiện đại cho Hạm đội Thái Bình Dương không chỉ tương phản với cơ sở hạ tầng đang xuống cấp nhanh chóng tại Viễn Đông mà còn những lực lượng định hướng tương lai của Viễn Đông. Sức mạnh địa chính trong thế kỷ 21 được quyết định phần lớn bởi nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và lao động nhập cư, hai yếu tố này cũng quan trọng không kém sự hiện diện của các thiết bị quân sự. Việc tăng cường sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ không làm được gì nhiều để giữ khu vực Viễn Đông khỏi tuột ra ngoài tầm ảnh hưởng của Nga.

Hoa hậu Ngọc Hân: Tự biết giá trị thật của mình

đăng 00:12 4 thg 10, 2013 bởi Linh Pham

Ký hợp đồng làm chương trình về môi trường suốt 1 năm, đi đến những nơi ô nhiễm để ghi hình, một "cam kết" gây thiệt hại không ít tới nhan sắc của Hoa hậu. Nhưng cũng từ đó, Ngọc Hân nhận thấy một hướng đi trong "lộ trình Hoa hậu" của mình.

Tự tin, thẳng thắn, Ngọc Hân vô tư chia sẻ về công việc tuyên truyền sống xanh của mình với một niềm tự hào nho nhỏ.

Phải biết nhận ra chân giá trị

* Chị là một trong những Hoa hậu tham gia hoạt động môi trường nhiều nhất. Đây là lựa chọn cá nhân, hay công việc tự tìm đến chị?

- Tôi từng tham gia series chương trình nghỉ dưỡng liên quan đến thiên nhiên, văn hóa. Thấy tôi năng nổ, VTV tiếp tục mời tham gia chương trình Sống xanh. Công việc này vất vả, không được đến resort 5 sao, mà toàn đi trải nghiệm thực tế ở …chuồng trại, cánh đồng, bãi rác thôi. Nói thật là 1 ngày đi quay thù lao nhận được là từ 2-3 triệu, đổi lại, tôi nhiều khi phải làm việc từ 8h sáng đến 12h đêm, chưa kể phải đi vào TP.HCM một thân một mình…Có những lúc nản kinh khủng, 6 giờ sáng dậy trang điểm, 7 giờ đi, 8 giờ ra ngoài đồng nắng gắt, chiều vào chuồng heo nghe tiếng heo kêu đã đủ nhức đầu, ngửi mùi chuồng trại muốn ngất, lại còn phải trò chuyện với khách mời, trên đường về mất 2-3 tiếng… Nhưng nhờ đó tôi có nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ, bạn bè mới để tiếp tục làm các công việc liên quan đến môi trường. Bản thân tôi cũng trưởng thành hơn.
* Ở những nơi đó không phải showbiz hào nhoáng, chỉ có những người lao động bình thường, có con người nào gây ấn tượng với chị?

- Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh bác Bảy Tân chuyên đi vớt rác trên kênh ở một xóm nhỏ ở TP.HCM. Tôi đã đi với bác từ sáng đến 2 giờ chiều. Tầm 12 giờ trưa, nắng rọi đỉnh đầu, mùi hôi thối từ con kênh bốc lên váng cả óc. Thế mà bác ấy làm tự nguyện bao năm rồi đấy.

Một cá nhân như tôi, cũng tạm được coi là một người nổi tiếng, có lúc chỉ làm những việc rất nhỏ mà lại được vinh danh. So với bác Bảy Tân, những gì tôi làm chỉ được bằng 1/100 thôi, nên tôi thường xuyên tự nhủ phải biết chân giá trị ở đâu. Ngoài đời còn vô vàn những con người bình thường, lao động cống hiến thầm lặng xứng đáng được tôn vinh.

* Đã bao giờ Hoa hậu Ngọc Hân được tôn vinh, nhưng lại cảm thấy ngại?

- Tôi đã hiến máu được 4-5 lần. Lần ấy Sách Kỉ lục Việt Nam muốn đưa tôi vào danh sách, nhưng tôi tự thấy mình không xứng đáng. Có người hiến máu mấy chục lần còn chưa được vào sách kỷ lục, mình thì đã ăn thua gì.

* Từng làm chương trình về tác hại của túi nilon. Trong cuộc sống hàng ngày Hoa hậu sử dụng túi nilon thế nào?

- Lạ một cái là ra chợ, mua có vài cọng hành người ta cũng cho 1 cái túi nilon. Một cái túi nilon mấy trăm năm chưa phân hủy, mỗi ngày nhà mình dùng khoảng chục cái túi, nhân lên triệu triệu ngôi nhà, ôi cả trái đất ngập chìm trong rác mất. Bạn bè bảo tôi là "mày có trí tưởng tượng phong phú quá đi, rác là chuyện của rác, sẽ có người lo". Nhưng tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi hay dùng làn đi chợ và tái sử dụng túi nilon. Có bạn bảo "làm Hoa hậu rồi mà còn tiết kiệm từ cái túi ni lon". Vấn đề không phải là tiết kiệm mà vì tôi lo tới ngày trái đất ngập ngụa rác.
* Chị ứng xử như thế nào khi thấy  mọi người xả rác?

- Có lần chứng kiến một bạn ném rác vèo qua cửa kính, tôi liền thét lên một tiếng khiến cả ô tô giật mình. Tôi bảo đứa bạn: "Mày vừa làm một hành động rất vô văn hóa đấy". Rất kì cục là họ được học ở những nơi văn minh nhưng lại không tiếp thu được văn minh. Còn cậu con trai nuôi 3 tuổi của tôi đã từng bị tôi đánh vào tay, dọa không cho đi chơi nữa, và bắt đi nhặt rác đấy (cười).

Trước kia ý thức của mình không được như bây giờ đâu, có đôi lần vì không có thùng rác nào ở gần mình đành phải ngó nghiêng chỗ nào người ta để nhiều rác thì mình để vào đấy. Nhưng giờ là người kêu gọi mọi người giữ vệ sinh môi trường thì mình phải gương mẫu. Túi của tôi luôn bị mọi người gọi là một nồi cám heo vì đi đâu không có chỗ vứt rác tôi lại tích trong túi, đợi về nhà vứt.

* Đi làm môi trường, có thiệt hại tới nhan sắc nhiều không?

- Những hôm nắng nôi phải đứng đứng giữa đồng lúa thì thiệt hại đáng kể, người đen sì luôn. Khách mời là những bác nông dân, làm những việc cụ thể rất tốt, nhưng đứng trước máy quay là "đứng hình", nên cứ phải quay đi quay lại. Nhưng không sao, cái gì cũng có giá của nó, đổi lại mình được nhiều kinh nghiệm. Nhan sắc thì tẩm bổ mấy hồi đẹp ngay (cười).
Làm từ thiện không nhất thiết phải bỏ tiền túi

* Một công việc chính của Hoa hậu là làm từ thiện. Tuy nhiên, công chúng không hiểu thực chất công việc này. Đôi khi hình ảnh mang lại rất hình thức, khiến công chúng nghi ngờ động cơ của các Hoa hậu.

- Công tác từ thiện là công việc chính của Hoa hậu. Hoa hậu là cầu nối giữa các doanh nghiệp với những cảnh đời khó khăn. Ví dụ khi đi làm quảng cáo với các doanh nghiệp mình nhân cơ hội đó để trình bày với họ. Nhiều doanh nghiệp cũng muốn làm từ thiện, mình lại mách cho họ. Mọi người vẫn thắc mắc các hoa hậu làm từ thiện có bỏ ra đồng nào không? Đôi khi bọn tôi cũng bỏ tiền túi ra, nhưng việc đó không hiệu quả bằng việc mình là cầu nối để kết nối doanh nghiệp và bên có nhu cầu thực sự.

* Trong công việc này, chị có bị lợi dụng không?

- Có chứ, nhưng khi có kinh nghiệm hơn mình sẽ nhận biết doanh nghiệp nào có thiện tâm. Doanh nghiệp làm từ thiện đều muốn được quảng bá, điều đó cũng bình thường thôi. Quan trọng là mọi thứ phải cân bằng, đừng nói cho 100 quyển vở những cuối cùng lại ăn bớt, hoặc cho 100 thùng bánh kẹo sắp hết hạn rồi. Hoa hậu nên khuyến khích càng nhiều người làm từ thiện càng tốt

* Công chúng thắc mắc có những Hoa hậu sau nhiệm kì đầu đã giàu lên nhanh chóng. Ở một khía cạnh nào đó, công việc làm từ thiện rất có lợi?

- Tôi biết nhà báo muốn nhắc đến ai. Có thể mọi người hiểu chưa đúng. Có những hoa hậu xây dựng được hình ảnh rất tốt, và thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và những nơi khó khăn. Từ những gì cô ấy làm được, và cũng phần vì cô ấy đẹp, các doanh nghiệp đều muốn cô ấy là gương mặt quảng cáo, hình ảnh đại diện. Tiền kiếm được là từ những hợp đồng như vậy chứ không phải ăn bớt tiền từ thiện.

* Công chúng cũng nghi ngờ các Hoa hậu làm từ thiện vì danh hiệu buộc các cô phải như thế, còn khi có tân Hoa hậu thì những người tiền nhiệm được trút bỏ trách nhiệm?

- Thực ra năm đầu được công chúng chú ý, Hoa hậu cần phải có trách nhiệm với vương miện mình đeo. Sau đó nhiều Hoa hậu vẫn duy trì đều công việc từ thiện, nhưng không phải lúc nào cũng lên báo nữa. Với tôi việc làm từ thiện đã trở thành một thói quen tốt.

Ngoài ra, cũng phải nhìn vào thực tế, sau khi đăng quang bản thân các Hoa hậu cũng phải tìm công việc kiếm sống, họ buộc phải cân đối thời gian làm công tác xã hội. Việc Hoa hậu tìm một công việc ổn định cũng là động thái tốt cho xã hội, chứ để các bạn trẻ thấy Hoa hậu chẳng làm gì cũng có tiền thì rất nguy.
* Có vẻ như danh hiệu Hoa hậu giúp bạn được quảng bá một cách tối đa trong công việc. Tôi nhớ hồi bạn tốt nghiệp Đại học, bộ sưu tập của bạn dù rất bình thường nhưng được các báo mạng đăng rộng khắp. Ngay như hiện tại, các bộ sưu tập do bạn và ê-kíp thiết kế đều được các trang mạng đăng.

-Hồi tôi đăng quang, các báo rất quan tâm nên vào ngày tốt nghiệp mọi người đều đến đưa tin. Còn trong công việc hiện tại, danh hiệu đôi khi cũng có giúp ích, nhưng xã hội đánh giá đúng lắm. Ví dụ ê-kíp của tôi làm dự án, người ta sẽ trả đúng với công sức cả nhóm, chứ không phải vì trong nhóm có Hoa hậu. Thu nhập của chúng tôi cũng chỉ như những bạn sinh viên mới ra trường thôi, chứ chưa thể bằng thu nhập từ khoản các hợp đồng quảng cáo của tôi. Nhưng đây là công việc lâu dài, tôi không quá đắn đo, cứ cố gắng trau dồi, cứ đam mê cháy bỏng...

* Chị thấy mình đã "tốt nghiệp" khóa học Hoa hậu chưa?

- Đến giờ này tôi thấy vẫn phải học hỏi rất nhiều từ "lớp học" này. Có người nói làm Hoa hậu là làm cả đời, dù sau này mọi thứ rồi sẽ nhạt đi, có thể sẽ chẳng ai còn nhớ mình ngoài vai trò người vợ, người mẹ...

* Hiện tại các chương trình tuyển các tài năng thiết kế rất nhiều. Chị có ý định tham gia?

- Tham gia để lấy danh tiếng, tiền thưởng, kinh nghiệm tôi đều không cần nữa. Từ năm 13 tuổi tôi đã làm người mẫu, đi học trong trường, được làm việc với nhiều NTK, được trải nghiệm nhiều hơn rất nhiều bạn khác. Tôi mới ra trường 1-2 năm, còn quá nhiều thứ để học. Lớp của tôi tốt nghiệp mấy chục người nhưng chỉ còn chục người trụ lại được. Bản thân tôi đam mê công việc, hi vọng sẽ tạo nên phong cách rõ nét hơn sau mỗi mùa thiết kế.

* Chị có ý định du học nâng cao trình độ không?

- Thỉnh thoảng bố tôi vẫn hỏi tôi: "Bạn mày thất nghiệp lại đi học thạc sĩ chứ gì?". Nếu đi học chỉ để giải quyết khâu oai thì tốn kém quá. Tôi hiện tại chỉ muốn được làm việc và cọ sát thực tế.

* Còn giấc mơ với  thời trang?

- Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao Việt Nam lại không có những thương hiệu như Zara, H&M... Vì chưa có sự bắt tay nhuần nhuyễn giữa nhà sản xuất và NTK. Các NTK chỉ là những cá thể nhỏ lẻ, một mẫu thiết kế chỉ bán được cho 50-100 người. Với cá nhân đó thì họ cũng giàu đấy, nhưng với nền thời trang Việt Nam chẳng thấm tháp gì. Nếu bắt tay thì sẽ thúc đẩy nền thời trang Việt Nam.

Từ lâu tôi ấp ủ kế hoạch rất "vĩ mô" cho thời trang, nhưng một mình mình thì không làm được. Tôi cũng chỉ hiểu vấn đề ở mức độ như vậy nên sẽ còn phải cố gắng nhiều.

* Gần đây, chị đã được khen nhiều về cách ăn mặc. Làm Hoa hậu bị soi mói nhiều, chị có stress không?

- Tôi đọc mọi tin tức về mình, mẹ tôi còn chăm đọc hơn, cứ có vấn đề gì xảy ra với con là lại mất ngủ. Nhiều lúc tôi cứ trêu "mẹ mà làm Hoa hậu thì suốt ngày stress". Tôi tham gia showbiz 13 năm nên quen rồi, ít cái gì tác động vào tôi lắm. Tôi luôn có một cái nhìn tích cực, không lo lắng, và tự điều chỉnh. Có những cái truyền thông nói đúng mình tiếp thu, có cái họ “mô-đi-phê”, mình không quan tâm, không việc gì phải lu loa lên. Tôi thừa hưởng được tính cách mạnh mẽ của bố mà.

* Cảm ơn Ngọc Hân, chúc chị ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp và làm được nhiều việc ý nghĩa.

Thủ tướng Lý Hiển Long: Đã đến lúc đưa quan hệ Singapore-Việt Nam lên cấp độ mới

đăng 20:21 9 thg 9, 2013 bởi Linh Pham

“Tôi vui mừng bởi trong chuyến thăm Việt Nam của tôi tới đây, quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ được nâng lên thành Đối tác Chiến lược”, Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên của TTXVN tại Singapore trước khi ông sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-13/9. TTXVN xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

´Xin ngài cho biết những vấn đề chính mà lãnh đạo hai nước sẽ bàn thảo trong chuyến thăm Việt Nam tới đây của ngài?
Tôi tới thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta. Singapore và Việt Nam có quan hệ tuyệt vời. Quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta đang phát triển, quan hệ thương mại và đầu tư đang tăng trưởng và quan hệ nhân dân đang phồn thịnh. Chúng ta hợp tác chặt chẽ trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế khác.
Giờ là lúc để đưa quan hệ song phương của hai nước chúng ta lên một cấp độ mới. Tôi vui mừng bởi trong chuyến thăm Việt Nam của tôi tới đây, quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ được nâng lên thành quan hệ Đối tác Chiến lược. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tôi cũng sẽ chính thức động thổ Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thứ 5 tại tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung Việt Nam. Tôi cũng sẽ trao đổi quan điểm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị lãnh đạo khác của Việt Nam về những vấn đề trong khu vực cũng như những vấn đề khác mà cả hai nước cùng quan tâm.

 Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng, hai nước sẽ ký Hiệp định Quan hệ Đối tác Chiến lược. Xin ngài cho biết những nội hàm cơ bản và ý nghĩa của quan hệ ở mức rất cao này?
Quan hệ Đối tác Chiến lược là khuôn khổ để hướng dẫn quan hệ song phương. Nó thể hiện mối quan hệ hữu nghị tuyệt vời giữa hai nước chúng ta cũng như cam kết chung của chúng ta về việc mở rộng hợp tác trên những lĩnh vực mới như tài chính, hàng không và môi trường.
Quan hệ Đối tác Chiến lược sẽ tạo động lực mới cho mối quan hệ của hai nước chúng ta và mở đường cho mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Singapore và Việt Nam.
´Theo Thủ tướng, Singapore và Việt Nam cần phải làm gì để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ giữa hai nước và để góp phần hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015?
Singapore và Việt Nam cần phải tiếp tục khai thác quan hệ đối tác mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của hai nước. Chúng ta đã làm điều đó đối với các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phát triển từ những thị trấn công nghiệp thành những khu liên hợp mà ở đó mọi người có thể ‘làm việc, sống và vui chơi’. Chúng ta cũng cần phải tiếp tục củng cố quan hệ nhân dân, đó là tâm điểm của mọi mối quan hệ song phương. Tôi hy vọng sẽ thường xuyên có thêm các cuộc trao đổi song phương ở tất cả các cấp - từ lãnh đạo đến doanh nghiệp và nhân dân của hai nước chúng ta. Điều này sẽ giúp Singapore và Việt Nam làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác của chúng ta trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi.
Mối quan hệ Singapore - Việt Nam phù hợp với bối cảnh lớn hơn của quan hệ hợp tác trong ASEAN. Đều là quốc gia thành viên của ASEAN, Singapore và Việt Nam chia sẻ mối quan tâm tới một ASEAN gắn kết và liên kết chặt chẽ. Vì thế chúng ta đang tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), RCEP là con đường đưa chúng ta tới ước mơ về một khu vực thương mại tự do tại châu Á - Thái Bình Dương, một thỏa thuận đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp và người dân chúng ta.


Kim Yến

Sân khấu nên quan tâm công chúng trẻ

đăng 20:18 9 thg 9, 2013 bởi Linh Pham

Tobias Biancone là tổng đạo diễn của Học viện Sân khấu quốc tế ITI, tổ chức kết nối mạng lưới sân khấu lớn nhất thế giới. Đến với festival các trường sân khấu châu Á - Thái Bình Dương tại TP.HCM, Tobias Biancone đã chia sẻ những kinh nghiệm thú vị của ông về lĩnh vực sân khấu.

Vở kịch truyền thống về sử thi Mahabharata diễn bằng bốn thứ tiếng dân tộc thiểu số Indonesia mang lại màu sắc sinh động cho festival - Ảnh: T.T.D.

Cùng phát triển sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược

đăng 20:13 9 thg 9, 2013 bởi Linh Pham

“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của bà Tổng thống Park Geun-Hye sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy đối tác chiến lược Việt-Hàn”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong cuộc gặp gỡ báo chí ngay sau cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn quốc Park Geun-Hye sáng 9/9/2013.

Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước và ông khẳng định mối quan hệ này đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của người dân 2 nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

“Tôi hoan nghênh Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là đối tác trọng điểm về hợp tác phát triển và hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư kết hợp với chuyển giao công nghệ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, Chủ tịch nước nói.

Hướng tới kim ngạch thương mại 70 tỷ USD

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển của Việt Nam và nhấn mạnh qua 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã có bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội... Bà Park cũng cho biết cuộc hội đàm giữa bà với người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã đạt kết quả tích cực góp phần đưa quan hệ 2 nước đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Nữ Tổng thống khẳng định: “Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí sẽ tiếp tục phát triển sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa 2 nước, trên tinh thần cùng có lợi. Với tinh thần đó, hai bên đã ra tuyên bố chung vì sự phát triển thinh vượng chung. Đặc biệt về kinh tế thương mại hai bên đã đạt kim ngạch 20 tỷ USD vào năm 2012 vượt trước 3 năm. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi nhất trí hướng tới kim ngạch thương mại 2 chiều 70 tỷ USD vào năm 2020. Chúng tôi cũng thống nhất thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do toàn diện và có mức độ cao giữa Hàn Quốc và Việt Nam để đạt được thỏa thuận vào năm 2014”.

Trước đó, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye với nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Park Geun-Hye sau khi nhậm chức vào tháng 2 năm nay và là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của các Tổng thống Hàn Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.

Đón Tổng thống Park Geun-Hye với tình cảm trọng thị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng về chuyến thăm lần đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Tổng thống; đánh giá cao việc bà Tổng thống chọn Việt Nam là nước đầu tiên trong khối ASEAN để tới thăm.

Tổng thống Park Geun-Hye chân thành cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và trọng thị mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn. Khẳng định chuyến thăm Việt Nam thể hiện sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược với Việt Nam, thiết lập quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực.

Tăng cường tình cảm giữa nhân dân hai nước

Trong không khí hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Park Geun-Hye. Hai vị nguyên thủ nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao cũng như giữa các bộ, ngành địa phương hai nước; duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai bên nhằm đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.

Hai vị nguyên thủ nhấn mạnh hai nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, đầu tư, cải thiện cán cân thương mại song phương; nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc; tăng cường trao đổi, sớm ký kết Thỏa thuận về hợp tác lao động thay thế cho Thỏa thuận trước đã hết hạn năm 2012; nhất trí hợp tác triển khai thành công dự án Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST)...

Hợp tác phát triển, khoa học công nghệ, lao động việc làm, môi trường, văn hóa, giáo dục...; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình cảm thân mật giữa nhân dân hai nước thông qua các hoạt động giao lưu đa dạng như đào tạo ngôn ngữ, văn hóa nghệ thuật, thể thao, giao lưu thanh thiếu niên; tiếp tục quan tâm đến việc bảo vệ và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho công dân mỗi nước hiện đang cư trú tại nước bên kia; nhất trí tăng cường sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết để các gia đình đa văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc trở thành cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Kết thúc hội đàm, hai vị nguyên thủ đã dự Lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác gồm: Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc về việc triển khai Dự án thành lập Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST).

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường Hàn Quốc về lĩnh vực Môi trường và Biên bản ghi nhớ về hợp tác cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian và quản lý đất đai.

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm. Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc về Dự án xây dựng đường vành đai III TP HCM, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch.

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan Giám sát tài chính Hàn Quốc về việc thành lập Văn phòng đại diện của FSS tại Hà Nội và Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Tài nguyên Hàn Quốc về hợp tác trong lĩnh vực phân phối và logistics.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Park Geun-Hye cùng đoàn cấp cao Hàn Quốc cũng đã đến đặt vòng hoa vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm khu di tích nhà sàn Bác Hồ, thể hiện tình cảm kính trọng tốt đẹp của đoàn đối với vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam và cũng là một trong những danh nhân văn hóa của thế giới.

Tối cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mở tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye và đoàn cấp cao Hàn Quốc nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Người nổi tiếng và văn hóa PR

đăng 20:11 9 thg 9, 2013 bởi Linh Pham

(TGĐA) - Khái niệm PR (Public Relation – Quan hệ công chúng) mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam kể từ năm 2003 và qua 10 năm phát triển, dường như nhiều người nghiện dùng từ PR. Đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng, một số ít trường đại học như Phân viện Báo chí Tuyên truyền, đại học Hoà Bình cũng bắt đầu mở chuyên ngành này, rồi đến các cơ sở giáo dục tổ chức lớp ngắn hạn để cấp chứng chỉ. PR nở rộ đến nỗi người ta bội thực PR. Giờ khái niệm này không chỉ dành riêng cho các công ty, tổ chức mà hầu hết cá nhân đều coi PR là quan trọng, đặc biệt là những người của công chúng.

Dễ dàng có thể tìm đọc trên báo những câu phỏng vấn kiểu như “Anh/chị nghĩ sao khi có người bảo rằng anh/chị đang tạo scandal để PR cho chính mình?” hay “Nhiều người nói anh/chị PR không tốt bằng các đồng nghiệp”. Rồi người ta hay nhờ nhau PR hộ cái này, PR hộ cái kia. Thậm chí nhiều người còn khẳng định rằng vụ lình xình báo chí có liên quan đến một tác phẩm bị nghi là đạo văn là nhằm mục đích PR, hoặc ca sĩ nọ kiện tùm lum một cô nhà báo cốt là để PR. Như vậy thực sự rất nhiều người vẫn chưa hiểu bản chất PR là gì, ngay cả những người đáng lẽ phải hiểu khái niệm này hơn ai hết là giới báo chí hoặc những người nổi tiếng cho rằng những hành động mình đang làm là nhằm mục đích PR.

Theo Edward Bernays, cha đẻ của PR, thì PR gắn bó mật thiết với công chúng mà “Trước khi muốn công chúng yêu mến, hãy khiến họ hiểu mình trước đã.” Nói nôm na, PR nhằm tạo dựng, duy trì, phát triển uy tín và mối quan hệ tốt đẹp giữa một tổ chức, cá nhân và công chúng, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, chứ không phải gây xì căng đan để công chúng ghét bỏ.

Ở các nước phát triển, PR vô cùng được coi trọng. Bởi vì đúng như Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, thì quảng cáo dễ kiểm soát song “PR là thứ mà bạn phải cầu mong chứ không phải trả tiền là được”. Do đó nhiều người nổi tiếng đã phải tìm kiếm sự trợ giúp từ các ông bầu là vì lý do này. Ngoài việc giúp họ giao dịch hợp đồng, quản lý quảng cáo… ông bầu còn vạch ra các chiến lược PR để những người nổi tiếng có thể chiếm được tối đa cảm tình của công chúng. Thậm chí nhiều ngôi sao còn tuyển cả phát ngôn viên cho thêm phần chuyên nghiệp. Chúng ta thường thấy các ông bầu o bế ca sĩ về cách ăn mặc, không được quan hệ trai gái bừa bãi, phát biểu trước báo chí phải đúng mực với những câu trả lời được luyện sẵn và học thuộc lòng, cũng chỉ là nhằm mục đích duy nhất: PR. Bởi vì trong quan hệ công chúng, giữ gìn hình ảnh và uy tín là mục tiêu hàng đầu. Hoa hậu Mai Phương Thúy, Đặng Thu Thảo cũng là một trong số hiếm hoi những người nổi tiếng thực hiện được các chiến lược PR chuyên nghiệp. Những hoạt động xã hội đã đưa tên tuổi của họ trở nên nổi bật và khiến họ trở thành một trong số các hoa hậu được công chúng yêu mến nhất trong tất cả những người đẹp được đăng quang từ năm 1988 đến giờ.

Ở nước ta, không phải người nổi tiếng nào cũng có ông bầu, vì thế chuyện người của công chúng gây ra sự nhố nhăng khiến công chúng phát ghét là điều hết sức bình thường. Chúng ta vẫn còn nhớ chỉ cần một câu nói của vài cô ca sĩ nổi tiếng như: “Hở hang mà đẹp thì vẫn chấp nhận được”, hay “Nhạc sỹ nào muốn nổi tiếng thì đưa bài hát đây” đã tiếng để muôn đời khiến công việc của họ bị ảnh hưởng tới mức nào. Đôi khi, những phát ngôn kiểu như vậy có thể chỉ là vô tình, song do họ thiếu cẩn thận, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhận thức và nhất là không được một ông bầu rèn giũa phương thức tiếp xúc với công chúng một cách chuyên nghiệp nên mới gây ra sự. Nhiều người nổi tiếng cũng nhầm tưởng PR là quảng cáo, là để nhiều người biết đến mình hơn nên còn cố tình gây ra scandal bằng các vụ kiện cáo, cãi nhau, nói xấu nhau trên báo chí nhằm khiến sản phẩm của mình bán chạy. Thực ra đây là những phương thức phản PR. Điều này có thể khiến họ nổi tiếng hơn, song là tiếng tăm của “người đốt đền”. Mất thiện cảm của công chúng là điều tối kỵ nhất trong học thuyết cơ bản của PR.

Trong quan hệ công chúng, báo giới được đưa lên vị trí trọng yếu. Do đó, cho dù nhiều người nổi tiếng không có thiện cảm với giới thuyền thông nhưng họ vẫn học cách cư xử đúng mực với các nhà báo để dành thiện cảm. Vì bất kỳ một người nào hiểu biết về PR đều hiểu rằng, truyền thông là con đường quan trọng nhất khiến một cá nhân, một tổ chức dành được thiện cảm của công chúng. Nhiều người đã từng đọc trên tạp chí Đẹp một bài phỏng vấn rất dài của nhạc sĩ T. Trong đó, phóng viên đã khen T là người PR rất tốt và chính anh cũng không phủ nhận điều này. Tuy nhiên, một phóng viên của một tờ báo uy tín đã tiết lộ rằng sau khi thực hiện xong cuộc phỏng vấn với nhạc sỹ T để viết bài cho báo mình, thì tình cờ có một tờ tạp chí trong Sài Gòn ngỏ ý muốn nhờ cô xin giúp vài bức hình của T để minh họa cho một bài viết khác, cô liền gọi điện cho nhạc sỹ để xin ảnh (tuy nhiên đây là một tạp chí không có tiếng tăm lắm). T từ chối không có ảnh, liền sau đó anh nhắn tin lại đại ý là: “Anh tưởng em đưa anh lên báo nào, hóa ra là một tờ báo không có tên tuổi gì. Anh nể em lắm mới nhận lời phỏng vấn. Em tưởng báo nào anh cũng lên à ? ”. Có thể T cũng là một người nổi tiếng thực hiện PR theo kiểu tự phát, nên không hiểu rằng làm mất lòng báo giới hoặc phát ngôn bừa bãi trước báo giới cũng là một điều tối kỵ. Trong PR, ngoài phương tiện thô sơ như “word of mouth” (truyền miệng) thì truyền thông là con đường nhanh nhất để người của công chúng tạo sự hiểu biết lẫn nhau đối với công chúng. Vì thế, các công ty quản lý giải trí của nước ngoài đặc biệt rất chuyên nghiệp trong việc “nâng niu” các nhà báo.

PR còn là một phương tiện cứu cánh tuyệt vời cho các tổ chức, cá nhân với chức năng “Quản trị khủng hoảng”. Dễ hiểu sau khi xảy ra vụ lộ ảnh nóng của ca sỹ Hồng Kông Chung Hân Đồng và diễn viên điện ảnh Trần Quán Hy, cả hai đều tổ chức họp báo để xin lỗi công chúng nhưng cuộc họp báo của Chung Hân Đồng đã gặp thất bại. Chủ nhiệm Lâm Kiên Nhạc của công ty giải trí EAM (công ty quản lý Trần Quán Hy) có kinh nghiệm hơn phía EEG (công ty quản lý Chung Hân Đồng). Ông ta đã để phía EEG tổ chức họp báo trước nhằm rút kinh nghiệm và đạo diễn cho Trần Quán Hy cẩn thận từ lời nói, bộ quần áo đến cách thể hiện trước công chúng. Bàn ghế và trang phục của Trần Quán Hy hôm đó đều giản dị, thái độ của anh cũng không màu mè và chân thành. Thực ra nói năng thế nào, thành công hay thất bại không phải do tự Trần Quán Hy và Chung Hân Đồng nghĩ ra mà được, mà phải đòi hỏi kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao.

Quản trị khủng hoảng là một phần cực kỳ cần thiết đối với các công ty giải trí và những người nổi tiếng. Phía Việt Nam cũng có diễn viên TL bị lộ phim nóng. Cô cũng được đạo diễn vạch ra phương án “quản trị khủng hoảng”. Song hành động quản lý kém chuyên nghiệp thể hiện qua 30 phút “chiếm ghế” của Đài truyền hình để khóc lóc và xin lỗi thành ra gây hiệu ứng ngược. TL đang từ chỗ đáng thương thành ra đáng ghét. Và không những chỉ mình cô bị ghét mà toàn bộ ê kíp hôm đó còn bị “ghét lây”.

Vụ chôn thuốc trừ sâu: Dân bị đe dọa những gì?

đăng 00:27 4 thg 9, 2013 bởi Linh Pham

 - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định số 01 về việc tạm đình chỉ hoạt động của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, đóng tại địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy để xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty này. Tuy nhiên, Công ty này vẫn chưa bị "phong tỏa" và người dân trong vùng liên tục nhận được những lời đe dọa.



Đòi 160 triệu đồng mới chỉ chỗ chôn…

Chị Nguyễn Thị Thơm - người từng làm công nhân ở Nicotex Thanh Thái giai đoạn 2003 - 2004, kể: “Giữa năm 2004, Công ty có chở về một xe hàng rất lớn, nói là chở lô thuốc trừ sâu quá hạn từ Đông Cơ về. Tôi thấy ở khu vực quanh nhà máy người ta đào những hố sâu, rồi sau đó các thùng phuy có thuốc sâu hết hạn nói trên không còn trong nhà xưởng nữa".

Còn ông Ngô Ngọc Chi, trú thôn Cao Khánh, xã Yên Lâm cho biết, những năm 2000 - 2001 ông làm bốc vác thuê thuốc trừ sâu cho Nicotex Thanh Thái, nhiều đêm Công ty chở thuốc sâu về, họ bốc xuống xe, thấy nhiều xe thuốc cũ, hết hạn, đặc biệt có một xe chở từ Cần Thơ ra, loại 24 chai/thùng, tổng cộng chừng 10 tấn, thuốc cũ nát, hết hạn dùng.

“Khi làm việc ở đó, tôi thấy Công ty này mua về hàng chục tấn muối ăn và vôi, lúc đó thì tôi không biết để làm gì, nhưng bây giờ khi thấy các hố chôn thùng phuy thuốc sâu trong khuôn viên Công ty thì tôi nghĩ lúc đó họ dùng muối và vôi để chôn thùng phuy sắt cho mau gỉ sét…” - ông Chi nói.



Ông Mai Danh Hanh - bảo vệ ở Nicotex Thanh Thái từ năm 2001 - 2003, chia sẻ ông liên tục bị “người lạ” theo dõi trong nhiều ngày qua khi thông tin tố cáo vụ chôn thuốc sâu bung ra.

“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, vì tương lai của nhiều thế hệ con cháu chúng ta mai sau nên tôi không sợ hãi, tôi vẫn sẽ tiếp tục và kiên quyết chỉ ra những vị trí chôn thuốc sâu. Một người tên là Xuân - cán bộ tổ pha chế của Công ty Nicotex Thanh Thái nói với tôi là nếu đưa cho 4 người ở tổ này 40 triệu đồng/người thì họ sẽ chỉ cho các vị trí chôn thuốc sâu. Nhưng, tôi lấy đâu ra 160 triệu để đưa...", ông Hanh nói.

Dân chỉ được đào chỗ công an chỉ định

Bức xúc trước sự việc bị công ty Nicotex Thanh Thái đầu độc, sáng ngày 1/9, người dân đã tự thuê một máy ủi đưa vào tận nơi sản xuất thuốc trừ sâu để tiến hành khai quật những vị trí nghi có thuốc trừ sâu.

Theo ghi nhận của PV, tại các hố khai quật này: Mùi hôi nồng nặc của thuốc trừ sâu bốc lên, lan tỏa trong phạm vi rộng, nước rỉ ra từ các hố có màu đen ngòm; mùi hôi của chất độc từ các hố này làm cho mọi người rất khó thở, đau đầu, choáng váng…

Số thùng thuốc trừ sâu Công ty Nicotex Thanh Thái chôn dưới đất bị người dân phát hiện.
Số thùng thuốc trừ sâu Công ty Nicotex Thanh Thái chôn dưới đất bị người dân phát hiện.

Trưa 1/9, khi việc khai quật hai hố dừng lại, ông Nguyễn Duy Bình - Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa - nói với các nhà báo: “Cho người dân khai quật thoải mái, các hố đào trong sáng nay không có gì cả”.

Tuy nhiên, ngay lập tức, hàng chục người dân đã la ó: “Việc khai quật các hố này là theo chỉ định của công an, họ chỉ cho đào tại những vị trí do họ chỉ. Thế này rồi đưa lên tivi, nói là dân nói sai. Chúng tôi chỉ vị trí ngay sát bên hố đào này- nơi mà ông Giám đốc Cty Nicotex Thanh Thái Nguyễn Đình Thống đã thừa nhận là có chôn bên dưới 360kg thuốc trừ sâu, nhưng họ không cho đào.

Người dân yêu cầu phải đào lên, để xem dưới đó có thực đúng số lượng như ông giám đốc thừa nhận hay là lớn hơn nhiều lần, nhưng công an không cho đào. Chiều nay, dân chúng tôi cũng sẽ tự đào lên…”.

Một chị phụ nữ nằng nặc đòi nhà báo cam đoan phải giấu tên, rồi mới rón rén nói: "Hôm qua đến giờ, có người mặc áo quần công an đến gọi từng người dân một lên hỏi chuyện ai là người đứng ra tổ chức việc tố cáo, đòi khai quật các hầm thuốc trừ sâu tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa.

Vì thế hôm nay bà con rụt lại cả. Sáng 1/9, theo kế hoạch có một anh ở xã Cẩm Tâm - trước làm việc ở Công ty sản xuất thuốc trừ sâu này - hứa sẽ đến chỉ chỗ chôn thuốc trừ sâu để khai quật, nhưng đến giờ chót đã trốn biệt, khóa máy điện thoại luôn".

Có dấu hiệu “bao che” cho Nicotex

Ông Phạm Quốc Bảo - Chánh Văn phòng UBND huyện Cẩm Thủy - nói: “Tôi là người địa phương đó, tôi biết rõ chứ. Người dân bức xúc đã lâu, nhưng huyện cũng chỉ biết đề xuất các cơ quan có chuyên môn về kiểm tra, nhưng lần kiểm tra nào các cơ quan hữu quan cũng đều có báo cáo là môi trường tốt. Bây giờ người dân bức xúc đào lên, chúng tôi mới biết”.



Sự việc ở Công ty Nicotex sẽ không được phanh phui khi người dân không bùng lên phản ứng một cách dữ dội. Trước đó, vào khoảng tháng 6/2013, ông Mai Danh Hanh từng làm bảo vệ ở Công ty Nicotex thời điểm 2001-2003 đã trực tiếp gọi điện tố cáo sự việc đến Công an (CA) tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nhiên phải tới ngày 22/8, Phòng Cảnh sát môi trường mới lên làm việc với Công ty Nicotex và ông Mai Danh Hanh; tại đây, ông Hanh đưa ra yêu cầu không được làm thay đổi hiện trạng ở Công ty Nicotex.

Thế nhưng ngay sau đó, ngày 25/8, có 3 ôtô tải vào Công ty Nicotex, 3 ôtô này khi quay ra bị người dân làng Nạp, xã Cẩm Vân cản lại. Bà con đòi mở thùng chiếc xe thứ ba thì bị lực lượng CA xã Cẩm Vân gây khó khăn, CA xã này đã áp tải cho xe chạy ra khỏi địa bàn.

Khi chiếc ôtô nêu trên đi tới địa phận thôn An Cư, xã Cẩm Tâm thì bị nhiều người dùng xe máy ngăn đường, yêu cầu cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra.

Trước sự quyết liệt của nhân dân, tài xế buộc phải mở thùng xe ôtô BKS 36C-03958. Qua kiểm đếm cho thấy, có tới 15 phuy hóa chất không rõ nguồn gốc còn bám đầy đất đỏ tươi bên ngoài vỏ phuy đang được Công ty Nicotex đưa đi tẩu tán.

Chiều tối ngày 2/9, ông Nguyễn Đình Thống - Giám đốc Công ty Nicotex Thanh Thái từ chối tiếp chuyện PV kèm theo câu nói: “Thôi, cứ thông tin một chiều cho nó thoải mái đi”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Nhất Nam (Tổng hợp từ LĐ, CATH)

1-10 of 15