Các giải thưởng đã xướng lên, LHP 18
đã hạ màn, nhưng bao giờ cũng vậy, dư âm của nó luôn để lại. Vì sự quan tâm của
khán giả dành cho điện ảnh Việt, vì sự khắt khe của dân nghề, sự “soi” của báo
giới, tất cả chỉ để LHP quốc gia ngày càng tốt hơn, hay hơn. LHP 18 qua đi với
ngổn ngang bao vấn đề...
Chưa có 4 trong 1 Công tâm mà nói các phim đoạt giải vẫn chưa phim nào hội tụ đủ 4 yếu tố: Dân tộc- nhân văn- sáng tạo - hội nhập, như chủ đề của LHP, mà thường phim được “cái này” thì mất “cái kia”. Vì thế “vàng” cũng chỉ “anh ánh” mà thôi. Qua hàng loạt các phim truyện điện ảnh dự thi năm nay thấy yếu tố nước ngoài chiếm rất nhiều, nhất là khâu kỹ thuật - từ “Lạc lối”, “Mùa hè lạnh”, “Dành cho tháng 6”, “Lửa Phật”... Rõ ràng một phim với các thành phần “đa quốc tịch” đang là xu hướng phổ biến và điều đó chỉ góp phần làm phim Việt ngày càng hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Còn về chất lượng tổng thể của phim, yếu tố quyết định vẫn là tài năng đạo diễn. LHP 18 chỉ là sự khẳng định lại khả năng của các đạo diễn đã quen mặt như Bùi Tuấn Dũng, Victor Vũ... Dù người trẻ đã có tiếng nói riêng, nhưng thực sự chưa mạnh mẽ từ các phim “Dành cho tháng 6”, “Và anh sẽ trở lại”, “Đường đua”..., nhưng hy vọng chính từ sức trẻ sáng tạo và sự máu lửa với nghề mà các bạn trẻ sẽ dần vượt lên nhanh chóng... Thành phần ban giám khảo cũng cần thêm những nhân tố mới để tạo sự đột phá trong tư duy thẩm định. Cần sang trọng và chuyên nghiệp Do tổ chức ngay sau Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên lịch trình LHP 18 thay đổi, dẫn đến sự vắng mặt của nhiều nghệ sĩ, chuyện đó hoàn toàn thông cảm được. Khâu tổ chức nhìn chung không tạo được ấn tượng. Lễ khai mạc, thảm đỏ quá tệ, ánh sáng tối om, không tôn vinh nghệ sĩ... Khán giả đến rạp ngày vắng, tối đông hơn, nhưng chưa tạo được không khí thực sự nóng của một LHP. Rạp Phương Nam chiếu phim tài liệu, có buổi chỉ 2 - 3 người xem, buổi thì cô giáo phải kèm học trò đi để các cháu không bỏ về. Có ý kiến cho rằng Quảng Ninh không phải là đất để tổ chức LHP, ý kiến đó cũng đáng suy nghĩ. Không khí LHP khá buồn lặng, không tạo được không khí sôi động. Có lẽ không nên đưa LHP đi “lưu diễn” nữa mà chỉ nên tập trung ở các thành phố lớn như HN và TPHCM. Cục Điện ảnh nên lập một ban chuyên biệt tổ chức LHP để khâu chuẩn bị chủ động hơn, xây dựng chương trình phong phú hơn, tránh tổ chức các hội thảo đặt vấn đề “vĩ mô” mà “vi mô” thôi, nhưng hữu ích và nóng hơn, chú ý các chi tiết từ trailer quảng bá phim... Rồi tổ chức hội chợ phim để các dự án mới được chào bán, làm sao thu hút không chỉ các nhà sản xuất phim tư nhân trong nước mà cả các nhà làm phim quốc tế. Một diễn đàn dành cho các nhà làm phim trẻ là rất cần, khi mà người trẻ làm phim ngày càng mạnh như tiệc phim trực tuyến Yxine, dự án “Chúng ta làm phim”... Còn nếu tổ chức được một trại sáng tác trẻ như đã làm tại LHP quốc tế Hà Nội 2012 thì quá tốt. Việc LHP quốc gia những năm gần đây tổ chức với tần suất 2 năm/lần cũng nên tính lại khi số lượng sản xuất phim nhất là phim truyện điện ảnh quá ít, trong khi giải Cánh diều Hội điện ảnh diễn ra hằng năm, LHP quốc tế HN 2 năm/lần, làm công chúng cũng ngán vì ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn từng ấy phim. Có lẽ LHP quốc gia nên trở lại tần suất 3 năm/lần như xưa chăng? Theo báo laodong |
Tổ chức sự kiện > Sự kiện Megalink >