Thương hiệu, yếu tố sống còn của doanh nghiệp Theo số liệu từ cục sở hữu trí tuệ thì lượng đơn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì năm 2011, có trên 24.000 đơn sở hữu công nghiệp trong đó đơn đăng ký nhãn hiệu chiếm ưu thế hơn 22.000 đơn, còn sáng chế chỉ có 300 đơn và giải pháp hữu ích chưa đầy 200 đơn. Qua những con số biết nói đó cho ta thấy tầm quan trọng cũng như sự nhận thức từ doanh nghiệp đã tăng lên đang kể, việc này cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp đã biết thực thi pháp luật, muốn tạo dựng riêng cho mình thương hiệu và tôn trọng quyền SHTT của doanh nghiệp khác, giảm dần tình trạng xâm phạm quyền SHTT.
Cũng theo cục SHTT thì lượng đơn đăng ký quyền SHTT so với thực tế còn khiêm tốn, còn rất nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo lợi nhuận, những kế hoạch kinh doanh mà quên đi việc bảo hộ quyền SHTT đây là một thực trạng rất báo động vì thực tế đã xảy ra như Café Trung Nguyên (mất thương hiệu café chồn tại Mỹ), Café Buôn Ma Thuột (mất thương hiệu tại Trung Quốc) ... để rồi khi bị mất mới lo đi lấy lại thương hiệu gây tốn kém và đôi khi cái giá phải trả là quá đắt, kéo theo đó là những hệ lụy như uy tín thương hiệu giảm sút, gây mất niềm tin với khách hàng hoặc tệ hơn nữa là bị chính đơn vị xâm hại bản quyền đó kiện ngược lại doanh nghiệp để mất thương hiệu của chính mình.
Nhiều doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường và thấy rằng khách hàng đang dùng sản phẩm của mình, nghĩ rằng mình nổi tiếng thì việc bảo hộ không còn cần thiết nữa ai cũng biết sản phẩm đó, thương hiệu đó là của mình. Nhưng thực tế không phải vậy, để chứng minh rằng sản phẩm đó, thương hiệu đó của một doanh nghiệp là vô cùng khó nếu không có giấy chứng nhận quyền SHTT. Bên cạnh đó hệ thống tòa án của Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm để giải quyết những vụ việc liên quan đến tranh chấp bản quyền, đây là một thực tế mà doanh nghiệp nên lưu tâm và có trách nhiệm nhiều hơn cho sản phẩm và thương hiệu của mình. |
|