Thu hút đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua Vĩnh Long đã đạt được những kết quả trong thu hút đầu tư, cũng như cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2013, mức tăng trưởng kinh tế dự kiến từ 8-8,5% thì tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải đạt 10.000 tỷ đồng. Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau: Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tác xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch theo hướng nâng cao chất lượng thông tin trên các trang Website của tỉnh, các ấn phẩm giới thiệu quảng bá hình ảnh, nội dung, chất lượng để kịp thời cung cấp các thông tin, dữ liệu nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước. Hai là, thực hiện tốt nhóm giải pháp ổn định phát triển kinh tế, thực hiện kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, 13/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 07/01/2013 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm, tuyến công nghiệp, để mời gọi, thu hút vốn đầu tư. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án đã bàn giao mặt bằng. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .... Thực hiện đồng bộ 07 nhóm giải pháp trong chương trình hành động, theo kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 của tỉnh. Ba là, tăng cường quản lý các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tập trung nguồn vốn cho thanh toán khối lượng, các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm: Ưu tiên phân bổ vốn cho các công trình cấp bách, trọng điểm của tỉnh. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ theo mục tiêu, các nguồn vốn đối ứng ODA, NGO...; cùng với việc thực hiện các biện pháp về hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác, thanh, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước... Bốn là, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước: Từng bước cơ cấu lại đầu tư theo hướng tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội; ưu tiên đầu tư ngân sách Nhà nước cho những dự án quan trọng, cấp bách, có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội. Cũng như vận động nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo các hình thức BT, BOT, BTO và PPP.... Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, trong đó chú trọng thu hút vốn đầu tư FDI đặt biệt chú trọng: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.... các tập đoàn đa quốc gia và những dự án lớn có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Năm là, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính trong nhiều lĩnh vực như thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật HTX và các chính sách của TW để tạo thuận lợi cho cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh... Sáu là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong quy hoạch và quản lý phát triển theo quy hoạch, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Rà soát, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa cấp tỉnh và cấp huyện, gắn phân cấp với tăng cường kiểm tra, giám sát và tính tự chịu trách nhiệm. Sắp xếp lại cơ quan làm công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhằm tiết kiệm nguồn lực, phát huy, nâng cao hiệu quả, nhất là trong việc mời gọi đầu tư. TT. (Trích b/c 80/BC-SKHĐT-XTĐT) |
Xúc tiến đầu tư > Các Phương pháp XTĐT >