Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng như hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trước tình hình này, công tác vận động, xúc tiến đầu tư (XTĐT) cần phải được nâng lên tầm cao mới, trở thành công cụ không thể thiếu trong cạnh tranh quốc tế, nhằm thu hút vốn ĐTNN. Khi nguồn vốn ĐTNN ngày càng khan hiếm Thông thường, khủng hoảng đến làm thay đổi mô hình phát triển của từng quốc gia và cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Song hành với việc tìm kiếm thị trường mới ở bên ngoài, các quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô để tích lũy và sử dụng vốn quốc gia một cách có hiệu quả nhất. Các quốc gia cũng định hướng nguồn vốn ĐTNN vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao và sử dụng tài nguyên một cách hữu hiệu, tạo chuỗi liên kết sản xuất giữa khu vực FDI và các ngành sản xuất khác, hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị dựa trên lợi thế của từng sản phẩm, từng khu vực. Bên cạnh đó, một chiều hướng đang được nhắc tới là, nhiều nước trên thế giới đang tìm cách hạn chế FDI, thông qua việc cân nhắc luật hạn chế ĐTNN, hay giám sát chặt chẽ hơn bằng các quy định của chính phủ. Trong số đó phải kể tới 5 cường quốc là: Mỹ, Nga, Canada, Trung Quốc và Đức, hiện tiếp nhận tới 40% FDI của thế giới. Chiều hướng này dự báo có thể cản trở đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của các thị trường vốn trên thế giới. Chiều hướng này cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mới nổi, để thu hút nguồn vốn ĐTNN đang ngày càng khan hiếm do khủng hoảng. Trước tình hình này, với vai trò là công cụ hiệu quả nhằm thu hút ĐTNN, hơn lúc nào hết, công tác vận động, XTĐT cần phải tiếp tục đẩy mạnh, để đón đầu các xu hướng phát triển, cùng sự chuyển dịch của các luồng vốn giữa các nền kinh tế trên thế giới. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, phải coi công tác XTĐT là giải pháp quan trọng, là công cụ không thể thiếu trong cạnh tranh quốc tế, nhằm thu hút vốn ĐTNN. Công tác XTĐT: Vẫn còn nhiều bất cập Sự ra đời của Luật ĐTNN năm 1987 tạo cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động XTĐT nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoàivào Việt Nam. Cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp chính sách, môi trường đầu tư, trong từng giai đoạn khác nhau, hàng loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành có tác động trực tiếp đến hoạt động XTĐT. Đặc biệt, việc ra đời Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg, ngày 17/7/2007,của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTĐT quốc giađã tạo bước ngoặt, đánh dấu sự phát triển về chất của công tác XTĐT tại Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia là tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, gắn kết hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành và địa phương trên cả nước trong một chương trình tổng thể thống nhất; gắn kết với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và lĩnh vực liên quan khác.Nhờ vậy, đến nay, hoạt độngXTĐTđãcó sự cân đối ở cấp quốc gia,nhằm tăng cường tính hiệu quả, tránh trùng lắp giữa các bộ, ngành và địa phương và tránh lãng phí các nguồn lực. Bên cạnh đó, việc xây dựng các danh mục dự án kêu gọi đầu tư cũng từng bước góp phần minh bạch hóa các cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ở mức độ quốc gia, cho đến nay,Chính phủ đã 6 lần công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư,và hiện đang chuẩn bị ban hành danh mục thứ 7 nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp cận cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Ở góc độ thấp hơn,các bộ, ngành,địa phương cũngđãtừng bước xây dựng và hoàn thiện danh mục dự án kêu gọi đầu tư, trong đó xác định rõ những dự án cụ thể ưu tiên kêu gọi vốn ĐTNN. Các danh mục này thường xuyên được rà soát, điều chỉnh theo hướng phù hợp với định hướng phát triển của ngành và địa phương trong từng thời kỳ. Chất lượng danh mục dự án kêu gọi đầu tư cũng ngày càng được nâng cao. Nhiều địa phương đã bắt đầu tiến hành xây dựng hồ sơ miêu tả chi tiết dự án (Project Profile),trong đó xác định rõ:nội dung, hình thức, địa điểm, quy mô, điều kiện, các chế độ ưu đãi, khuyến khích, đối tác đầu tư và đầu mối liên hệ... Mặc dù trên thực tế, các nhà ĐTNN không hoàn toàn đầu tư theo các danh mục dự ánnày,nhưng việc công bố nói trên đã có ý nghĩa định hướng, hỗ trợcác nhàđầutưxác định lĩnh vực và tìm kiếm cơ hội đầu tư cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là, dù đã có rất nhiều văn bản ra đời điều chỉnh hoạt động XTĐT, nhưng đến nay, vẫn chưa có một chiến lược tổng thể về lĩnh vực này. Các nội dung điều chỉnh còn tản mạn, thiếu bài bản,chỉ mới dừng ở mức xem xét mục tiêu gắn với các yêu cầu của từng mốc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, và chủ yếu mang tính tình thế, ví dụ như gia nhập WTO hay đối phó với khủng hoảng. Đặc biệt, công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư vẫn là khâu yếu nhất của XTĐT. Hoạt động XTĐT mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá hình ảnh về môi trường và cơ hội đầu tư, trong khi lại thiếu: Những nghiên cứu có tính hệ thống cùng những thông tin được cập nhật thường xuyên vềtình hình và xu hướng ĐTNN trên thế giới; Pháp luật chính sách, cũng như xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các nước và vùng lãnh thổ trọng điểm thu hút ĐTNN vào Việt Nam; Những thay đổi trong khung pháp luật, chính sách, cùng những kinh nghiệm XTĐT thành công của các nước và vùng lãnh thổ đang cạnh tranh thu hút ĐTNN với Việt Nam. Không chỉ trong vấn đề nghiên cứu, thực tiễn hoạt động XTĐT, cũng như các chương trình XTĐT ở Việt Nam vẫn thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống. Đó là nguyên nhân dẫn đến những bất cập sau: - Sự lúng túng, mâu thuẫn, chồng chéo khi xây dựng nội dung, chương trình; - Quá trình thực hiện XTĐT vẫn hoạt động theo phong trào; - Cơ chế phối hợp trong XTĐT chưa được quy định cụ thể, dẫn đến sự gắn kết giữa các hoạt động XTĐT, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch chưa rõ ràng; - Vai trò quản lý nhà nước của các bộ, ngành về XTĐT còn chưa có hiệu quả. Sự phối hợpgiữa Trung ương với địa phương,cũng như giữa các địa phương với nhau,chưa có cơ chế rõ ràng về việc báo cáo, trao đổi thông tin về công tác XTĐT. Tại mỗi địa phương, sự phối hợp giữa cơ quan XTĐT với các cơ quan khác của địa phương còn lúng túng, nhiều truờng hợp vẫn xảy ra mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫngiữa cơ quan này vớicơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hơn nữa, chuyện XTĐT một cách tràn lan, tự phát và manh mún, kém hiệu quả đang diễn ra phổ biến tại các địa phương. Câu chuyện các đoàn XTĐT tổ chức trùng lặp trong cùng một thời điểm, thậm chí cùng một khách sạn ở Nhật Bản có tới 4 đoàn Việt Nam tổ chức XTĐT đã cho thấy,hiện tượng “người người làm xúc tiến đầu tư, nhà nhà làm xúc tiến đầu tư” đang bộc lộ ngày càng rõ sự yếu kém. Vì vậy, việc định vị lại giá trị gia tăng của XTĐT trong chuỗi giá trị chung là cần thiếttrong việc thực thi chính sách thu hút FDI vào một quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Cần có sự thay đổi về chất Bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực với vô vàn thách thức hiện nay đang đặt ra cho hoạt động XTĐT những yêu cầu sau: (1) XTĐT phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, phải là công cụ hiệu quả để thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. (2) XTĐT phải giúp Chính phủ đánh giá được tính cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam, của khu vực phía Bắc/phía Nam, hay miền Trung, của Hà Nội hay bất kỳ địa phương nào. (3)XTĐT phải đi sâu vào dịch vụ mang tính trí tuệ, giúp quốc gia và các địa phương đánh giá lại cơ cấu thu hút đầu tư sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay. (4) XTĐT phải đánh giá được các hiểm họa về đầu tư vào Việt Nam, hay đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài xung quanh những vấn đề: được hay mất của nguồn vốn, nhân tài, công nghệ, hình ảnh...? Từ đó, giúp Việt Nam định hình và điều chỉnh các hành vi gây ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên quốc gia, như: năng lượng, khoáng sản, hệ thống hậu cần … (5) XTĐT phải đảm bảo tính chuyên môn hoá và kết nối hiệu quả. (6) XTĐT đặt yêu cầu cao về sự chủ động và chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ. (7)XTĐT đòi hỏi cơ sở dữ liệu chuyên sâu và các công cụ hiện đại cung cấp đến nhà đầu tư. Để đáp ứng những yêu cầu trên, công tácXTĐT giai đoạn 2011-2020cần có sự đổi mới, thay đổi về chất. Từ đó, có thể phát huy hết hiệu quả của một công cụ quan trọng thu hút ĐTNN. Nhu cầu này đòi hỏi phải triển khai những giải phápsau: Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp luật và chính sách về ĐTNN và XTĐT. Cácquy trình XTĐT cần được chuẩn hoánhằmhướng dẫn cho các đối tác và địa phương thực hiện. Theo đó,cần thiết phải xây dựng một chiến lược XTĐT điều phối tổng thể các hoạt động xúc tiến ở bình diện quốc gia. Trong đó,phảixác định tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống về các vấn đề liên quan đến XTĐT như: nội dung của hoạt động XTĐT; hệ thống các biện pháp XTĐT; hệ thống các công cụ XTĐT; mô hình tổ chức XTĐT; bố trí nguồn lực cho XTĐT…Đặc biệtlưu ý, khi triển khai các công cụ xúc tiến đầu tư, cần phảilàm sao để có thể có sự tham gia của nhiều thành phần,liên kết được các nguồn lực trong xã hộimột cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần pháp điển hóa Khái niệm Xúc tiến đầu tư (nghiên cứu đưa vào Luật Đầu tư sửa đổi). Thứ hai, Việt Nam cần tham gia vào sân chơi toàn cầu về XTĐT,để hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn nữa. Cụ thể là: nghiên cứu trở thành thành viên Hiệp hội các cơ quan XTĐT thế giới (WAIPA);mở rộng kết nối quan hệ song phương và đa phương với các cơ quan XTĐT trên thế giới; nghiên cứu Chuẩn mực XTĐT toàn cầu (GIPB) do WB xây dựng và đang áp dụng,để có căn cứ làm thước đo và tiêu chí thực hiện. Thứ ba, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về XTĐT. Cơ sở dữ liệu cần được xây dựng phức hợp với bản đồ, hình ảnh, video, case study, tài liệu để tăng tính linh hoạt, sức hấp dẫn và sự giàu có của thông tin. Cơ sở dữ liệu giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam, địa phương, dự án thông qua truyền thông đại chúng (CNBC, CNN, BCC, NHK) của các thị trường mục tiêu. Đồng thời, cơ sở dữ liệu là cốt lõi để web, call center có thể phát huy hết tác dụng, mang đến hiệu quảcao. Thứ tư, việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu đầu tư Việt Nam với các thông điệp nhất quán trong từng giai đoạn, để tạo điểm nhấn cho các nhà ĐTNN là một yêu cầu cấp bách. Đồng thời, sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao vào các hoạt động XTĐT là biện pháp tốt nhất để cải thiện hình ảnh ViÖt Nam, tạo sự chủ động trong tiếp thị và quảng bá hình ảnh quốc gia khi vươn ra thế giới tìm kiếm nguồn lực. Thứ năm,cần nghiên cứu cách thức mới xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI cấp quốc gia và địa phương theo hướng không dàn trải, chỉ tập trung vào một số ngành mục tiêu theo từng thời kỳ và phải là các dự án ngành và liên ngành, vùng và liên vùng. Nội dung dự án cần được chi tiết hóa, đánh giá tính khả thi, đồng thời cần tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Thứ sáu, cần đánh giá định kỳ Chương trình XTĐT của quốc gia và của các địa phương đặt trong tầm nhìn, định hướng tổng thể và hiệu quả chung về XTĐT. Đây là việc làm cần thiết để nhìn nhận lại hiệu ứng và tác động của Chương trình đến xã hội. Thứ bảy, nghiên cứu các ý tưởng và cách thức XTĐT mới của thế giới và vận dụng vào tình hình Việt Nam. Hiện nay, cách thức tiếp cận XTĐT theo ngành, theo vùng đang là xu thế. Thứ tám, nguồn lực cho XTĐT cần được bố trí hiệu quả và khả thi, trong đó vấn đề nguồn nhân lực và kinh phí xúc tiến cần được ưu tiên. Thứ chín,mở rộng chủ thể tham gia vào XTĐT. Chủ thể thực hiện XTĐT không chỉ giới hạn là các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp như trước đây, mà mở rộng đến các thành phần trong xã hội. Giới tri thức, hàn lâm, tư vấn cần có cơ hội tiếp xúc thông tin nhiều hơn để giúp doanh nghiệp, địa phương, cùng Chính phủ phân tích mọi khía cạnh của quá trình XTĐT, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Mỗi người Việt Nam, bao gồm: công chức, doanh nghiệp, sinh viên… khi có điều kiện công tác nước ngoài đều có thể đóng góp ý kiến, nhận định, tình báo kinh tế… một cách có hệ thống cho cơ quan XTĐT. Cần coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả lưu học sinh, nhằm tận dụng các nguồn tài chính, chất xám, các quan hệ thân thuộc đa dạng, nhiều chiều, nhiều cấp độ để tạo nguồn lực cho XTĐT. Thứ mười, cơ cấu tổ chức hoạt động XTĐT cần phải được điều chỉnh theo hướng tăng cường vai trò của cơ quan đầu mối ở cấp Trung ương, nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nuôi bộ máy cồng kềnh và trùng lắp giữa xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, cần nhất thể hoá mô hình cơ quan XTĐT ở một số địa phương đầu tầu trong cực tăng trưởng. Vấn đề vai trò của cơ quan XTĐT cũng cần được thống nhất về nhận thức. Đây là điều kiện tiên quyết để cơ quan XTĐT trở thành “điểm hẹn” về cung và cầu của nhà đầu tư./. |
Xúc tiến đầu tư > Các Phương pháp XTĐT >